Tình trạng béo phì, thừa cân hay rối loạn dinh dưỡng đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới. Theo khảo sát của Hiệp hội Sức khỏe và Dinh dưỡng cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em đang tăng lên ở mọi nhóm tuổi.
Hơn 90% trẻ béo phì với nguyên nhân do lối sống, môi trường bên ngoài tác động, ít hơn 10% liên quan đến gen hoặc hoocmon. Tình trạng này làm tăng nguy cơ các bệnh lý về tim mạch, gan, thận, đề kháng insulin,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của trẻ.
Là ba mẹ, ai cũng muốn con mình ít nhiều có chiếc má đầy đặn hay đầu gối mũm mĩm đáng yêu. Tuy nhiên, đầy đặn mũm mĩm một chút thì được, nhưng mũm mĩm “nhiều chút" đôi khi lại trở thành mối lo ngại đáng báo động về sức khỏe.
Ngày nay, gần ¼ trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới bị thừa cân hoặc béo phì. Hiện trạng này khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và hen suyễn. Trẻ bị béo phì cũng thường gặp khó khăn khi theo kịp những đứa trẻ khác tham gia các hoạt động và thể thao. Chúng có thể trêu chọc, châm biếm ngoại hình quá cỡ, làm trẻ buồn bã, tự ti vào cơ thể mình, dẫn tới các hành động tiêu cực thậm chí là trầm cảm.
Chẩn đoán các vấn đề về cân nặng và béo phì càng sớm càng tốt có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng của con khi chúng trưởng thành. Hãy tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần cho con, đồng thời giúp chúng thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh. Dù cân nặng của con có ra sao, hãy cho con biết ba mẹ luôn yêu thương con và tất cả những gì ba mẹ muốn làm là giúp con khỏe mạnh và hạnh phúc.
Khoảng 90% các trường hợp béo phì ở trẻ em là do ăn quá nhiều và tập thể dục quá ít. 10% còn lại do gen hoặc hoocmon bất thường. Dĩ nhiên, trẻ em cần đủ dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Nhưng nếu lượng calo nạp vào lớn hơn lượng calo tiêu thụ, chắc chắn trẻ sẽ bị thừa cân do lượng calo thừa bị tích tụ trong cơ thể. Nguyên nhân của các vấn đề về cân nặng ở trẻ em có thể bao gồm:
- Do mất cân bằng năng lượng: Tăng lượng thu vào nhiều hơn nhu cầu của cơ thể hoặc giảm lượng tiêu hao trong thời gian dài làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể đặc biệt là ở bụng, mông, đùi và vai.
- Do thói quen ăn uống không lành mạnh: thường gặp ở những trẻ háu ăn, ăn nhiều thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, bánh kẹo, uống nước ngọt và ít hoạt động.
Béo phì ở trẻ em thứ phát thường gặp trong các bệnh lý nội tiết, bệnh lý di truyền, do dùng thuốc,...
- Suy giáp trạng: Béo toàn thân, lùn, da khô và thiểu năng trí tuệ.
- Cường năng tuyến thượng thận (U nam hoá vỏ thượng thận): Béo bụng, da đỏ có vết rạn, nhiều trứng cá, huyết áp cao.
- Thiểu năng sinh dục: Thường gặp trong 1 số hội chứng như Prader-Willi (béo bụng, lùn, thiểu năng trí tuệ và hay gặp tinh hoàn ẩn); Lorence Moon Biel (béo đều toàn thân, đái nhạt, thừa ngón và có tật về mắt).
- Các bệnh về não: Thường gặp do các tổn thương vùng dưới đồi, sau di chứng viêm não. Béo thường có kèm theo thiểu năng trí tuệ hoặc có triệu chứng thần kinh khu trú.
- Dùng thuốc: uống Corticoid kéo dài trong điều trị bệnh hen, bệnh khớp, hội chứng thận hư hoặc vô tình uống thuốc đông y có trộn lẫn corticoid để điều trị chàm, dị ứng và hen.
Sự thật: Mặc dù gen cũng ảnh hưởng đến cân nặng, nhưng gen chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Mặc dù một số trẻ dễ tăng cân hơn những trẻ khác, nhưng điều đó không có nghĩa là cân nặng của chúng không thể cải thiện được. Chắc chắn trẻ sẽ duy trì cân nặng hợp lý nếu ăn uống đúng cách và tập thể dục thường xuyên.
Sự thật: Trừ khi có hướng dẫn khác của bác sĩ, phương pháp điều trị béo phì ở trẻ em không phải chỉ là ăn kiêng. Mục tiêu là làm chậm hoặc ngừng tăng cân để trẻ phát triển đến mức cân nặng lý tưởng.
Sự thật: Béo phì ở trẻ em không phải lúc nào cũng dẫn đến béo phì ở tuổi trưởng thành, vì nếu có sự điều chỉnh hợp lý về chế độ ăn uống và sinh hoạt từ nhỏ thì vấn đề này sẽ được giải quyết trước khi các bạn nhỏ bước vào giai đoạn trưởng thành.
Béo phì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhưng các bậc cha mẹ đừng quá lo lắng, hãy nhớ béo phì là bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được.
- Tuyệt đối không nhịn ăn, giảm cung cấp năng lượng bằng cách cho ăn độn, hoặc dùng thức ăn thay thế.
- Cung cấp đủ calci, vitamin, khoáng chất cho phát triển bình thường của cơ thể.
- Hạn chế thức ăn giàu năng lượng rỗng, đồ ăn vặt giàu đường, béo (kem, váng sữa, snack, thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh, bánh ngọt, kẹo …). Cho ăn vặt thay thế bằng các thức ăn có lợi như trái cây, yogurt ít béo, yogurt ít béo trộn kèm với trái cây…
- Hạn chế nước ngọt, nước có gas. Thay bằng nước lọc, nước uống thông thường, sữa tách béo 1 phần (1% béo) hoặc sữa không béo.
- Giảm tinh bột xấu trong phần ăn: bánh mì trắng, gạo trắng, mì, bún, phở….Khuyến khích ăn ngũ cốc nguyên cám, nguyên hạt thay cho tinh bột đã chế biến, nghiền, hầm,…
- Giảm kích thước dụng cụ đựng thức ăn: thay tô bằng chén, dĩa nhỏ, ly … (có kích thước tương đương lòng bàn tay trẻ).
- Thay đổi thói quen ăn uống: Uống nhiều nước, ăn canh hoặc rau trước bữa ăn. Ăn nhiều chất xơ (rau, trái cây ít ngọt...).
- Ăn nhiều vào buổi sáng, giảm vào buổi tối.
- Ăn chậm, nhai kỹ.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt, tập các thói quen lành mạnh: vận động thường xuyên, giảm ngồi một chỗ, ngủ đủ giấc.
- Cả gia đình cùng tham gia.
+ Đi bộ nhanh, chạy bộ, thể thao vừa sức (đạp xe, bơi lội, cầu lông, bóng rổ),… thể dục nhịp điệu cường độ trung bình.
+ Cường độ năng lượng tiêu hao: vận động cường độ nhẹ 90 phút, cường độ trung bình 60 phút.
+ Tần suất mỗi ngày hoặc >3-4 lần/tuần.
+ Thời gian: > 15 – 30 phút/lần, >60 phút/ngày.
Thừa cân hay béo phì tựu chung lại đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý, chi phí điều trị, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong khi trưởng thành. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ được cải thiện đáng kể nếu ba mẹ hiểu rõ nguyên nhân và cách giải quyết giúp con lấy lại cân nặng chuẩn. Hãy cùng những người thân trong gia đình động viên cũng như rèn luyện cho con sống một cuộc sống lành mạnh, khoa học về cả thể chất lẫn tinh thần.
Để được hỗ trợ tư vấn sức khỏe và bổ sung vi chất dinh dưỡng, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.
Nguồn tài liệu tham khảo từ Helpguide.org/
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé