vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Những cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ

17/08/2020   1700 lượt xem

Tình trạng biếng ăn, lười ăn luôn là nỗi băn khoăn đau đầu của các bậc cha mẹ. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé mà còn gây suy giảm hệ miễn dịch, khiến trẻ thường xuyên ốm vặt. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ? Hãy cùng Viện Dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Trẻ biếng ăn do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ, cụ thể:

1.1. Do khẩu phần ăn chưa phù hợp: 

Cha mẹ không thường xuyên thay đổi món ăn khiến trẻ chán ngán, không muốn ăn. Đồng thời, khẩu phần ăn không đáp ứng nhu cầu của trẻ như: Chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, nước hầm xương mà không cho ăn phần cái, khiến trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng. 

Cách chế biến của mẹ sai cách cũng khiến cho trẻ sợ ăn như: Cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn đến khi 2 - 3 tuổi, pha sữa quá đặc, pha sữa bằng nước cháo, pha bột quá đặc khi mới tập ăn dặm,... Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm hay ăn cơm quá sớm cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ.

 

1.2. Biếng ăn tâm lý

Cha mẹ không hiểu tâm lý của trẻ, ép trẻ ăn khi không muốn ăn hoặc buộc trẻ phải vào một khuôn khổ nào đó như: Ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn, bị bắt phải ăn hết phần ăn trong một thời gian quy định, mắng trẻ trong bữa ăn,... khiến cho không khí bữa ăn trở nên căng thẳng, từ đó gây ra tình trạng sợ ăn ở trẻ.

1.3. Biếng ăn do bệnh lý:

Một số bệnh lý như: nhiễm ký sinh trùng, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, suy dinh dưỡng,... cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ

> XEM THÊM:

- Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng phải làm sao để khắc phục nhanh nhất?

- 15 nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục

- Biếng ăn là gì? Những kiểu biếng ăn hay gặp ở trẻ!

 

2. Những ảnh hưởng của biếng ăn đến sự phát triển của trẻ

Tình trạng biếng ăn kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ nhỏ, cụ thể:

2.1. Suy dinh dưỡng

Khi trẻ không chịu ăn trong một thời gian dài, tất yếu sẽ gây ra thiếu chất dinh dưỡng. Trẻ không đáp ứng được chỉ số cân nặng, chiều cao, trở nên gầy yếu, còi cọc, thấp bé hơn các bạn cùng trang lứa.

2.2. Chậm phát triển trí não

Trẻ biếng ăn sẽ đứng trước nguy cơ thiếu một hoặc nhiều chất quan trọng đến sự phát triển của trí não như protein, omega 3, omega 6, sắt, DHA, Taurin, chất béo,...

 

2.3. Suy giảm hệ miễn dịch

Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, sức đề kháng cũng sẽ bị suy giảm. Trẻ sẽ mất đi khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, từ đó dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp như viêm đường hô hấp, viêm họng, viêm phổi,...

 

3. Các cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ

3.1. Đa dạng khẩu phần ăn cho trẻ

Cha mẹ cần xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với độ tuổi và khả năng ăn uống của bé. Không cho bé ăn quá nhiều hoặc quá ít, thường xuyên thay đổi món, không cho trẻ ăn thức ăn đơn điệu, xen kẽ những món ăn mới và món ăn cũ mà trẻ thích.

 

3.2. Không ép trẻ ăn

Cha mẹ cần bình tĩnh và kiên nhẫn khi trẻ biếng ăn. Không nên quát mắng, dọa nạt trẻ trong bữa ăn,... tránh làm trẻ sợ hãi gây ảnh hưởng tâm lý. Không ép trẻ ăn, dừng lại khi trẻ cảm thấy đã đủ no.

3.3. Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một bữa ăn có tâm lý vui vẻ, thoải mái sẽ giúp kích thích các tuyến tiêu hóa hoạt động, giúp trẻ ăn ngon hơn. Mẹ nên cho bé ăn cùng với bữa cơm gia đình. Trong bữa ăn, trẻ sẽ được quan sát người lớn ăn uống, trò chuyện vui vẻ, giúp trẻ hào hứng trong bữa ăn và kích thích cảm giác thèm ăn.

Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý không được sử dụng các biện pháp để trẻ ăn nhanh hơn như xem TV, chơi đồ chơi,.... Những hoạt động này sẽ khiến trẻ không tập trung vào bữa ăn, không cảm nhận được vị ngon của thức ăn, hình thành một thói quen xấu sau này.

 

3.4. Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Scumin

Bên cạnh các biện pháp giúp trẻ cải thiện được tình trạng biếng ăn, mẹ có thể bổ sung thêm thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng có nguồn gốc Bio-Organic để giúp trẻ cải thiện được vị giác, kích thích trẻ ăn ngon một cách tự nhiên.

Scumin bổ sung nguồn khoáng vi lượng cần thiết với nguồn gốc 100% từ thực vật, chứa kẽm, selen, đồng, mangan hiệp đồng công dụng với các dưỡng chất quan trọng như beta – glucan, tảo xoắn Spirulina, gừng, lysine và thành phần EX-CUMIN® độc quyền… giúp trẻ ăn ngon miệng, khỏe mạnh, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả. 

Scumin giúp trẻ kích thích vị giác, khôi phục cảm giác thèm ăn ở trẻ. Đồng thời, sản phẩm giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm tình trạng ốm vặt. Ngoài ra, thành phần EX-CUMIN® trong sản phẩm giúp cho bé có khả năng hấp thu cao hơn gấp 16 lần so với curcumin thông thường, giúp bé ăn ngon, tăng cân đều. 

 

Để được tư vấn thêm về sản phẩm, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Scumin là sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.

 

Bài viết liên quan

Chuyên gia hướng dẫn: Cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

05 nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.

GIẢI ĐÁP:

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ trăn trở rằng liệu bổ sung sắt cho trẻ từ những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng gì xấu tới con hay không và nên bổ sung như thế nào là hiệu quả, an toàn nhất?  Vậy “ Có nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?’’ hãy cùng các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu và giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé