vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI DÙNG THUỐC KHÁNG SINH CHO TRẺ BỊ HO

26/10/2019   4556 lượt xem

Thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ rất dễ bị mắc các bệnh lý về đường hô hấp và có các biểu hiện như ho, sổ mũi, sốt… Khi bé có biểu hiện như vậy cha mẹ thường chọn kháng sinh là giải pháp hàng đầu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Bởi với trẻ nhỏ, ho có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau và không phải lúc nào cũng cần dùng đến kháng sinh. Việc sử dụng kháng sinh quá mức đã dẫn tới “siêu vi khuẩn” và mức độ kháng thuốc của vi khuẩn ngày càng tăng cao. Vậy kháng sinh dùng khi nào tốt và khi nào mẹ không nên “tống” kháng sinh cho bé yêu ?

 

 

Kháng sinh có thực sự giúp trị ho cho trẻ ?

 

 

Thuốc kháng sinh ngày nay bị lạm dụng quá nhiều. Nhiều phụ huynh cứ thấy con ho là tự ý sử dụng kháng sinh từ rất sớm, hoặc thấy con ho kéo dài không dứt là tự ý dùng kháng sinh điều trị. Họ nhầm tưởng rằng, uống kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn nên là giải pháp trị ho tốt nhất. Thế nhưng cha mẹ không biết rằng 80% ho là do virus, chỉ có 20% là do vi khuẩn (viêm nhiễm) trong khi kháng sinh thì chỉ tiêu diệt được vi khuẩn. Như vậy việc sử dụng kháng sinh là không hiệu quả đối với 80% bệnh nhân bị ho.

 

 

 

Nguyên nhân ho của bé

 

 

-  Ho do viêm đường hô hấp:

 

Viêm đường hô hấp trên: bệnh lý thường gặp: Cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan thường ho khan, hoặc ho có đờm do dịch tiết chảy từ xoang hoặc mũi sau.

 

Viêm đường hô hấp dưới: bệnh lý thường gặp: Viêm thanh quản với khàn tiếng, ho khan, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, hen thường ho có đờm.

 

-  Ho do virus: thường biểu hiện là ho nhiều kéo dài, sổ mũi, không sốt, không có đờm hoặc đờm trong.

 

-  Ho do dị ứng, kích ứng: thường biểu hiện là ho khan, không có đờm, không sốt.

 

 

Bố mẹ có nên tự mua thuốc điều trị ho cho bé ?

 

 

Đối với trẻ em, do khả năng bảo vệ và miễn dịch của trẻ kém hơn so với người lớn nên nguyên nhân chính khiến trẻ bị ho, sổ mũi thường là do nhiễm những siêu vi gây bệnh ở đường hô hấp lây lan trong không khí. 

 

Những siêu vi này không bị ảnh hưởng bởi kháng sinh. Vì vậy việc uống kháng sinh không thể cải thiện bệnh mà chỉ làm trẻ mệt thêm, làm cho vi khuẩn dễ nhờn thuốc, kháng thuốc và gây ra nhiều tác dụng phụ như dị ứng, tiêu chảy...

 

Nếu ho không phải bệnh nặng, không phải biến chứng viêm phổi, viêm tai... tức là những bệnh không cần dùng kháng sinh thì chỉ cần dùng thuốc ho theo hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia y tế là được. 

 

Thông thường các thuốc ho chế từ các sản phẩm thiên nhiên thì thường không độc, hoặc rất ít độc, thì các phụ huynh có thể mua được. Nhưng còn các loại kháng sinh, thuốc tây y thì không thể tùy tiện sự dụng.

 

 

Chăm sóc trẻ khi bị ho

 

 

Nếu dinh dưỡng không đủ, trẻ sẽ không đủ sức đề kháng. Ăn không đúng cách càng kích thích, gây ho nhiều hơn.

 

Khi trẻ bị ho, đầu tiên phải chú ý tới dinh dưỡng, bởi ho khiến trẻ biếng ăn, dễ suy dinh dưỡng. Khi suy dinh dưỡng, sức đề kháng suy giảm, ho lại càng nặng lên. Trong khẩu phần ăn cần đảm bảo năng lượng cho trẻ: Cung cấp đủ tinh bột, đạm, chất béo, chế biến thức ăn mềm lỏng. Tăng cường đề kháng cho bé bằng việc bổ sung kẽm sắt, uống nhiều nước giúp giảm dịch nhầy, làm sạch dịch nhầy đường hô hấp, giảm dịch tiết phế quản. 

 

Cách cho trẻ ăn: Trẻ bị ho nhiều có thể nôn ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đờm nhớt, vì thế trước khi cho trẻ ăn nên cho uống vài thìa nước, sau đó cho trẻ nằm sấp rồi vỗ về lưng trẻ nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ trẻ. Điều này giúp trẻ đỡ ho và không bị nôn khi ăn. Nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần.

 

Cho trẻ uống đủ nước: Khi cơ thể trẻ bị ốm sẽ bị mất nước, cần đảm bảo đủ nước cho cơ thể trẻ. Nếu trẻ ho nhiều, có thể cho trẻ uống thuốc ho từ nguồn gốc thảo dược hoặc tự chế như mật ong, các loại nước chữa ho từ rau má, nhọ nồi, diếp cá…

 

Giữ ấm cơ thể trẻ: Tránh để bị lạnh, bị ẩm đột ngột, kéo dài trong mùa lạnh, đặc biệt là vùng cổ họng của trẻ, khi trẻ bị ho nên đeo quấn khăn vào cổ để có thể giữ ấm cho cổ họng.

 

 

Vệ sinh cá nhân cho trẻ: Trẻ bị ho cần được đảm bảo vệ sinh cá nhân cũng như môi trường sống của trẻ, tránh để trẻ tiếp xúc với các chất bẩn, rất dễ làm tình trạng nặng hơn. Tuyệt đối không để trẻ ngậm các loại đồ chơi nhựa thiếu vệ sinh trong miệng.

 

Làm sạch và thông thoáng mũi: Trẻ bị ho kèm theo đó là ngạt mũi, chảy nước mũi vì vậy cần được làm sạch đúng cách. Không nên dùng miệng để mút mũi trẻ rất dễ nhiễm khuẩn, không dùng móng tay để lấy gỉ mũi làm tổn thương cơ mũi trẻ. Nên dùng các loại khăn xếp mềm để đưa vào mũi, làm sạch mũi trẻ. Trong trường hợp trẻ bị ngạt mũi nặng có thể dùng dung dịch natriclorua dưới 0,9% nhỏ từ 2-3 giọt mỗi bên sau đó dùng khăn mềm lau sạch đẻ rửa và làm sạch mũi.

 

 

Chọn lọc dược liệu sạch chữa ho cho trẻ

 

 

-  Dịch chiết lá thường xuân: có chứa glycoside – một loại hoạt chất có tác dụng làm dịu cơn ho, long đờm, phế quản, giúp mát niêm mạc họng, giảm đau...

 

-  Dịch chiết gừng: có tác dụng ấm cổ họng , dịu các cơn ho, kháng khuẩn, giảm nôn (trớ), tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

 

 

-  Tinh dầu húng chanh: có tác dụng với nhiều vi khuẩn gây ho, dùng trong các trường hợp cảm cúm, ho, viêm họng, khan tiếng. Ngoài ra còn có tinh dầu bạc hà, tinh dầu xạ hương, ex-cumin… là những thảo dược có tác dụng giảm ho, cảm, kháng viêm, sát khuẩn - vệ sinh đường thở rất an toàn và hiệu quả cho trẻ.

 

 

Bệnh ho của bé là triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, một khi đã tìm hiểu rõ các nguyên nhân khiến bé bị ho, triệu chứng cụ thể về bệnh ho của bé, cha mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định phương hướng, để có thể điều trị thích hợp nhất cho bé yêu của mình.

 

PHYTO-ROXIM® giúp hỗ trợ làm giảm viêm họng, viêm đường hô hấp trên hiệu quả cao. Là một công thức bao gồm các thành phần EX-CUMIN®, KẼM Bio-organic, SELEN Bio-organic, VITAMIN C, GỪNG. Các thành phần này được kết hợp với nhau theo một tỷ lệ đặc biệt hiệp đồng tác dụng tạo thế mạnh cho PHYTO-ROXIM® có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virut gây viêm đường hô hấp, kháng viêm hô hấp, giúp làm ấm cơ thể, bảo vệ hệ hô hấp, điều trị viêm đường hô hấp trên, cúm, cảm lạnh dẫn đến ho, xổ mũi, ho lâu ngày,....

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé