Thay đổi thời tiết làm trẻ thường xuyên xuất hiện những cơn ho kèm theo đau rát vùng cổ họng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Việc cố gắng đi tìm các mẹo chữa ho cho trẻ, đôi lúc làm mất đi cơ chế bảo vệ tự nhiên của trẻ. Mời bố mẹ hãy cùng Viện Dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu về ho và những cách thức chữa ho khoa học đúng chuẩn y khoa.
Ho là một phản xạ tự nhiên khi có tác nhân xâm nhập vào cơ thể kích thích các thụ thể gây ho. Phản xạ này giúp cơ thể loại bỏ các tác nhân ra bên ngoài và làm thông thoáng đường thở. Tuy nhiên, ho lâu ngày kéo dài sẽ để lại rất nhiều hậu quả cho trẻ, đặc biệt là ảnh hưởng tới chất lượng sống cũng như sự phát triển của trẻ.
Thông thường, khi trẻ bị ho kéo dài thì nó không còn là cơ chế bảo vệ tự nhiên của trẻ nữa, thay vào đó là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Chính vì thế, mẹ cần phải theo dõi kĩ các biểu hiện của trẻ để áp dụng các mẹo chữa ho hợp lý.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây ho kéo dài thường gặp ở trẻ.
Hầu hết các bệnh lý đường hô hấp đều gây ra các triệu chứng ho, tuy nhiên để tình trạng ho kéo dài thường là do nhiễm khuẩn lâu ngày. Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn do virus, vi khuẩn với các triệu chứng như ho, đau họng, sổ mũi...
Trẻ thường dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên khi thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt là vào mùa thu đông. Một số bệnh lý mà trẻ hay gặp như viêm phế quản, viêm mũi cấp, viêm họng cấp....
Ho dai dẳng thường liên quan tới các bệnh lý mãn tính, trong đó hen phế quản là một bệnh lý điển hình. Đối với những trẻ dưới 5 tuổi, hen phế quản hay xảy ra nhất sau khi nhiễm virus, còn đối với trẻ trên 5 tuổi phần lớn liên quan tới dị ứng. Chính vì thế, tùy theo lứa tuổi mà mẹ áp dụng các mẹo chữa ho khác nhau.
Hen phế quản xuất hiện ở trẻ với các triệu chứng ho, khó thở dai dẳng không liên quan tới thời tiết. Các triệu chứng thường xuyên tái phát, nặng hơn khi về đêm và sáng sớm, khiến trẻ thức giấc và ngủ không ngon.
Trẻ bị trào ngược thực quản dạ dày không giống như người lớn. Nếu người lớn, trào ngược thường do loét dạ dày thực quản, thì ở trẻ triệu chứng trào ngược đa phần do sư co bóp dạ dày chưa hoàn thiện. Ở trẻ, khi dạ dày co bóp, miệng tâm vị đóng không kín làm thức ăn bị trào ngược lên. Triệu chứng thường xảy ra sau ăn 30-40 phút hoặc sau khi trẻ thay đổi tư thế. Nguyên nhân khác nhau, nên mẹo chữa trào ngược thực quản dạ dày cũng sẽ khác nhau.
Viêm phổi là bệnh lý đứng hàng đầu gây ho mãn tính ở trẻ nhỏ, trẻ càng lớn tỷ lệ này càng giảm dần. Biểu hiện của viêm phổi khá đa dạng và không giống nhau ở những đứa trẻ. Tuy nhiên, viêm phổi do vi khuẩn thường đặc trưng với ho có đờm và hay gặp ở trẻ trên 8 tuổi. Trong khi ho khan thường do virus. Bên cạnh đó trẻ cũng có xuất hiện các triệu chứng như khó thở, đau ngực khi thở , đau bụng và nôn.
Ho gà với triệu chứng rất đặc trưng là cơn ho kéo dài liên tục khiến trẻ không kiềm chế được kèm theo đó là thở rít, khạc đờm hoặc nôn mửa. Sau cơn ho trẻ thường vã mồ hôi, tĩnh mạch cổ và da đầu nổi rất rõ. Đối với những trẻ quá nhỏ, mẹ cần phải đưa trẻ đi khám ngay vì tình trạng ho kéo dài ở trẻ có thể khiến trẻ xuất hiện các cơn ngưng thở ngắn.
> XEM THÊM:
- Phương pháp chữa ho không cần thuốc cho trẻ cực kỳ đơn giản và hiệu quả
- Tổng hợp những cách chữa ho có đờm ở trẻ trong mùa hè này
- 6+ cách chữa ho từ thiên nhiên tại nhà cho bé, không sợ tác dụng phụ như dùng thuốc
Nếu trẻ bị ho quá lâu, mẹ nên đưa trẻ đi khám thay vì áp dụng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên sau đó mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để bổ sung cũng như giúp trẻ giảm ho nhanh và an toàn.
- Cho trẻ uống nước đầy đủ.
- Sử dụng một số mẹo trị ho, đau họng dân gian như nước gừng mật ong, rau diếp cá, tỏi hấp mật ong...
- Không sử dụng thuốc giảm ho bừa bãi khi không có chỉ định của bác sĩ.
- Đặc biệt việc sử dụng thuốc tây, thuốc kháng sinh cần phải có đơn của bác sĩ.
- Mẹ nên thường xuyên vệ sinh vùng họng mũi bằng các dụng cụ chuyên dụng dành riêng cho trẻ.
Các biện pháp phòng ngừa vẫn luôn là lựa chọn tối ưu nhất cho các bà mẹ. Không nên để trẻ bị ho kéo dài rồi mới loay hoay đi tìm cách chữa. Phòng bệnh sẽ giúp trẻ có thể phát triển một cách khỏe mạnh:
- Giữ ấm cho trẻ khi đi ra ngoài, đặc biệt là vùng cổ.
- Mang khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài, đặc biệt là các nơi công cộng.
- Tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
- Giữ nhà cửa sạch sẽ, thông tháng, tránh ẩm mốc.
- Không nên nuôi chó, mèo khi trẻ còn nhỏ. Tránh tình trạng trẻ bị dị ứng lông chó mèo.
- Cung cấp đầy đủ các vi dưỡng chất cần thiết cho trẻ .
Được biết đến là một sản phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ làm giảm viêm đường hô hấp, giúp bổ phế và làm ấm cơ thể Phyto-roxim® được các bác sĩ khuyên dùng hoặc kê đơn khi cho trẻ với các triệu chứng ho thông thường.
PHYTO-ROXIM® được nghiên cứu và sản xuất bởi các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của Viện Dinh dưỡng VHN Bio với công thức bao gồm các thành phần EX-CUMIN®, KẼM Bio-organic, SELEN Bio-organic, VITAMIN C, GỪNG. Các thành phần này được kết hợp với nhau theo một tỷ lệ đặc biệt có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây viêm đường hô hấp, kháng viêm hô hấp, giúp làm ấm cơ thể, bảo vệ hệ hô hấp, điều trị viêm đường hô hấp trên, cúm, cảm lạnh dẫn đến ho, sổ mũi, ho lâu ngày,....
PHYTO-ROXIM® rất thân thiện, lành tính với cơ thể của trẻ, không có tác dụng phụ, không tạo hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc. Đồng thời, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, giúp con ăn ngon, lớn khỏe và nhanh chóng dứt điểm cơn ho.
Trang bị cho tủ thuốc gia đình một chút yêu thương, chút ngọt ngào và cả những mẹo chữa ho cho trẻ trong đời sống hằng ngày mẹ nhé! Chúc con lớn khỏe, mẹ an tâm. Liên hệ ngay Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio và website: http://vhnbio.vn để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí, hoặc gọi tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé