
Từ lâu, lá trầu không đã được biết đến là một loại thực vật chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn cực mạnh, làm ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây viêm đường hô hấp. Phương pháp trị ho có đờm bằng lá trầu không hiện đang được nhiều người áp dụng bởi tính an toàn và hiệu quả cao của nó. Tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu các phương pháp trị ho bằng lá trầu không đơn giản, dễ thực hiện.
Trầu không là loại cây thân thuộc với người dân Việt Nam, từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Theo Đông y, lá trầu không có vị cay, tính ấm, quy vào kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giải độc, tiêu đờm, tiêu diệt và làm ức chế hoạt động của nhiều vi khuẩn có hại.
Trong Y học hiện đại, các nhà khoa học phát hiện ra rằng trong lá trầu không chứa một lượng lớn tinh dầu, tồn tại trong đó là những hoạt chất có lợi như Cađinen, chavicol, và betel-phenol (hay 3-hyđrôxy-4-mêtôxyankylbenzen hoặc chavibetol. Những hoạt chất này có tác dụng tương tự như một chất kháng viêm tự nhiên, cho khả năng sát khuẩn, tiêu viêm, ức chế sự hình thành của các chủng virus, vi khuẩn mạnh mẽ.
Sử dụng lá trầu không điều trị ho có đờm không chỉ giúp cho người bệnh cải thiện tình trạng ho, đờm mà còn giúp làm ấm cổ họng, giảm ngứa rát, giúp cổ họng trở nên dễ chịu hơn.
> XEM THÊM:
- Cách trị ho dứt điểm cho bé hiệu quả, đơn giản mà mẹ cần biết
- Mẹ bỏ túi ngay bí kíp trị ho cho bé bằng lá xương sông
- An toàn, hiệu quả với phương pháp trị ho cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp tự nhiên
Mật ong khi kết hợp với lá trầu không sẽ giúp tăng thêm khả năng chống viêm, nhanh chóng làm dịu cổ họng và long đờm hiệu quả. Đồng thời, vị ngọt dịu của mật ong có thể trung hòa được độ cay nồng của lá trầu không.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
10 lá trầu không
3 thìa mật ong nguyên chất
200ml nước sôi
Cách làm:
Lá trầu không rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 15 phút để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn, vớt ra, để ráo nước.
Thái nhỏ rồi dùng cối giã nhuyễn.
Ngâm lá trầu không đã giã nhuyễn vào nước sôi trong khoảng 20 phút. Vắt kiệt lá trầu không, lọc bỏ bã, lấy nước cốt.
Cho 3 thìa mật ong nguyên chất vào nước cốt lá trầu không, khuấy đều.
Uống hỗn hợp trên ngày 2 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút. Chỉ trong khoảng 7 - 10 ngày, tình trạng ho đờm sẽ cải thiện rõ rệt.
Chú ý: Phương pháp chữa ho bằng lá trầu không và mật ong không khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi bởi một số hoạt chất trong mật ong có thể gây ra ngộ độc cho bé. Bạn có thể sử dụng các phương pháp trị ho khác cũng đạt hiệu quả rất tốt.
Lá trầu không khi kết hợp với gừng tươi sẽ giúp tác động vào phế quản, trị ho, chữa cảm lạnh nhanh chóng và hiệu quả
Nguyên liệu:
10 lá trầu không
1 củ gừng tươi
200ml nước sôi
Cách làm:
Lá trầu không rửa sạch, ngâm nước muối để bỏ tạp chất rồi vớt bỏ và để ráo nước rồi thái nhỏ.
Gừng rửa sạch, thái thành từng lát nhỏ rồi cho vào cối giã nát
Cho lá trầu không và gừng vào bát, cho 200ml nước sôi và ngâm trong 20 phút.
Dùng tay vò sạch lá trầu không, vắt kiệt để lá ra hết tinh dầu.
Lọc lấy phần nước rồi rót vào ly
Kiên trì sử dụng lá trầu không và gừng 2 lần/ngày, sau khi ăn 30 phút. Trong vòng 5 ngày tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng cải thiện.
Nguyên liệu:
5 - 6 lá trầu không
10 - 15g nghệ vàng
Cách làm:
Nghệ vàng, lá trầu không rửa sạch
Cho cả 2 nguyên liệu vào máy xay xay nhuyễn.
Cho ⅓ bát nước sôi ngâm trong 15 phút
Chắt bỏ bã lấy phần nước cốt.
Người bệnh uống khoảng 5 lần mỗi ngày sẽ nhanh chóng khỏi bệnh,
Khi sử dụng lá trầu không trị ho có đờm, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Nên chọn các loại lá trầu không có màu xanh sẫm, lá trầu không già để trị ho cho trẻ. Những loại lá này chứa lượng tinh dầu nhiều hơn các loại lá non.
- Những người có tiền sử đau dạ dày không nên sử dụng lá trầu không trị ho có đờm thường xuyên.
- Bạn nên chú ý rửa sạch và ngâm lá trầu không bằng nước muối trước khi sử dụng để tránh nhiễm khuẩn.
Nếu như mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về các phương pháp chữa ho dân gian, các mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Đau rát họng là triệu chứng điển hình của các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Tình trạng này không nguy hiểm nhưng gây khó chịu, đặc biệt với trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây đau rát họng ở trẻ là gì và làm sao để cải thiện? Tất cả được giải đáp qua bài viết sau.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Một người có thể có các triệu chứng đau họng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo nguyên nhân mà có các biện pháp điều trị và cải thiện phù hợp. Bài viết này sẽ chia sẻ về nguyên nhân và các cách trị đau họng rát cổ hiệu quả ngay tại nhà.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là bệnh thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Trung bình một đứa trẻ khỏe mạnh mỗi năm có khoảng 6 lần mắc bệnh viêm đường hô hấp. Đặc biệt, vào thời điểm giao mùa đông xuân này, mẹ cần chú ý để phòng bệnh hiệu quả cho con.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Viêm hô hấp trên là tình trạng thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn, nhất là thời điểm giao mùa thu đông, đông xuân. Cùng trang bị các kiến thức cần thiết về bệnh viêm hô hấp trên để có các cách điều trị và phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhé!
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé