Có thể nói, viêm họng amidan là một trong những bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ. Nếu không được điều trị đúng cách, viêm amidan có thể tiến triển thành viêm họng amidan mãn tính. Vậy viêm họng amidan mãn tính có nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa viêm họng amidan mãn tính ở trẻ như thế nào? Các bậc phụ huynh hãy cùng chúng tôi tìm kiếm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.
Amidan là tổ chức bạch huyết nằm sau cổ họng, ở vị trí giao nhau giữa thực quản và phế quản. Amidan được xem là cửa ngõ quan trọng trong việc bảo vệ đường hô hấp ở cơ thể, ngăn chặn sự tấn công của các loại vi sinh vật: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… có hại cho cơ thể. Ngoài ra, amidan còn có chức năng tiết ra các kháng thể tự nhiên, chống lại sự nhiễm trùng.
Viêm họng amidan là tình trạng viêm nhiễm tại các khối amidan gây sưng nề, nóng, đau rát vùng cổ, hầu họng. Bệnh thường phổ biến ở trẻ em hơn người lớn, chủ yếu là trẻ em từ 4 đến 10 tuổi. Bệnh gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến nhai, nuốt, nói chuyện của trẻ khiến con mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn và sút cân. Viêm amidan được chia làm 2 loại: viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính. Trẻ viêm họng amidan mãn tính thường bị tái phát nhiều lần, kích thước amidan thay đổi to nhỏ khác nhau.
> XEM THÊM:
Cách chữa viêm họng thông thường nhưng đạt 96,1% hiệu quả mà bạn nên biết!
Chữa viêm họng cấp cho bé - Bảo vệ con trẻ theo cách của mẹ!
“Thổi bay” triệu chứng viêm họng không cần dùng kháng sinh
Theo các chuyên gia dinh dưỡng của Viện dinh dưỡng VHN Bio, viêm họng amidan ở trẻ là bệnh lý khá nguy hiểm. Nếu bệnh kéo dài, thường xuyên tái phát nhiều lần có thể khiến trẻ gặp phải nhiều biến chứng như:
Tổn thương vùng amidan: Viêm họng amidan mãn tính gây mưng mủ, áp xe amidan, áp xe thành họng, sỏi amidan,…
Biến chứng cơ quan hô hấp: Viêm họng amidan mãn tính ở trẻ có thể biến chứng thành viêm họng mãn tính, viêm xoang, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi…
Gây khó thở cho trẻ: Khi nang amidan phát triển to có thể che lấp đường thở khiến trẻ khó thở, thậm chí ngưng thở khi ngủ.
Biến chứng tai: Amidan sưng viêm có thể làm bít tắc lỗ thông khí, từ đó gây tình trạng viêm tai giữa ở trẻ. Thậm chí gây thủng màng nhĩ ở trẻ.
Biến chứng vùng mặt: Viêm họng amidan mãn tính bít tắc đường thở, trẻ ít thở bằng mũi hơn, chủ yếu thở bằng miệng. Tình trạng này diễn ra lâu dài có thể khiến chóp mũi nhỏ lại, cằm nhô ra, xương hàm kém phát triển, mặt biến dạng, mất thẩm mỹ khi lớn.
Biến chứng toàn thân: Không chỉ có những biến chứng tại chỗ và tại những vùng kế cận, viêm amidan mãn tính ở trẻ nếu biến chứng nguy hiểm có thể gây viêm cầu thận, viêm khớp cấp, viêm màng ngoài tim, viêm nội mạc tim, nhiễm khuẩn huyết,… Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Chính vì vậy, bố mẹ cần sớm nhận biết và điều trị bệnh lý viêm họng amidan ở trẻ thật hiệu quả để bệnh không biến chứng thành mãn tính.
Khi viêm họng amidan, trẻ thường gặp các triệu chứng khó chịu như:
Amidan phù nề: Vùng amidan của trẻ sưng nề, đau rát, trẻ khó thở, thở khò khè, thở gấp. Trong những trường hợp nặng, vùng họng có thể có các kén mũ màu trắng.
Khó nuốt: Amidan sưng viêm khiến trẻ đau họng, khó nuốt, khó ăn uống, từ đó biếng ăn, chán ăn.
Mũi họng nhiều dịch: Trẻ viêm họng amidan thường ho, ho có đờm, mũi họng nhiều dịch, trẻ chảy dãi, chảy nước mũi….
Sốt: Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, sốt từ 38-40 độ, có thể kéo dài nhiều ngày.
Hơi thở hôi: Đây được xem là triệu chứng điển hình của viêm họng amidan mãn tính. Trẻ viêm amidan thường có hơi thở hôi dù bố mẹ đã giúp trẻ vệ sinh răng miệng mỗi ngày.
Viêm họng amidan mãn tính ở trẻ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Đây là tình trạng bệnh lý nguy hiểm mà bố mẹ không nên chủ quan. Cần chủ động thăm khám cho trẻ thường xuyên, lắng nghe lời khuyên của bác sĩ, chuyên gia, thầy thuốc để có phác đồ điều trị tốt nhất. Sau đây là những cách được áp dụng phổ biến:
Dân gian có nhiều loại thảo dược, nguyên liệu tự nhiên an toàn, lành tính đối với trẻ em. Áp dụng các nguyên liệu tự nhiên có hiệu quả giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu vùng hầu họng do viêm họng amidan mãn tính gây ra như:
Nước chanh: Nước chanh kèm thêm chút muối ấm có thể làm sạch khoang miệng cho trẻ. Chanh có tính chất kháng viêm kháng khuẩn, làm giảm triệu chứng, đồng thời bổ sung hàm lượng vitamin C tốt cho hệ miễn dịch.
Xem thêm : Chữa viêm họng cho trẻ
Nước nghệ ấm: Mẹ có thể cho trẻ súc miệng bằng nước nghệ ấm 2 lần/ngày để trẻ hết đau rát họng.
Bạc hà: Lá bạc hà rửa sạch rồi đun sôi trong nước, cho thêm chút mật ong để trẻ uống, làm mát cổ họng, giảm triệu chứng đau, sưng, viêm.
Sử dụng thuốc tây có tác dụng nhanh trong việc xử lý các triệu chứng viêm amidan. Tuy nhiên, thuốc tây phù hợp áp dụng cho tình trạng viêm amidan cấp tính hơn là viêm amidan mãn tính. Một số loại thuốc như:
Kháng sinh: amoxicillin, penicillin.
Kháng viêm: alpha choay.
Giảm đau, hạ sốt: paracetamol.
Điều trị viêm họng amidan mãn tính ở trẻ bằng thuốc tây cần có sự hướng dẫn của bác sĩ. Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc ngoài cho trẻ uống mà chưa được chỉ định. Sử dụng nhiều thuốc tây, kháng sinh có thể gây tác dụng phụ, nguy hiểm đối với gan, thận, dạ dày của bé.
Nhiều bậc phụ huynh thường băn khoăn không biết có nên cắt amidan không. Trên thực tế, không phải trường hợp viêm mãn tính amidan nào cũng được chỉ định cắt. Theo các bác sĩ, trẻ em nên cắt amidan khi:
- Trẻ trên 4 tuổi, hệ miễn dịch tốt.
- Viêm amidan nặng, bệnh tái phát nhiều lần (trên 6 lần ), ảnh hưởng sức khỏe, sự phát triển của trẻ.
- Amidan lớn, tắc nghẽn đường hô hấp, ảnh hưởng ăn uống.
- Viêm amidan có biến chứng nguy hiểm đến tim, thận,…
Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không? Câu trả lời là có! Vì vậy, bố mẹ hãy luôn trang bị cho mình thật nhiều kiến thức trong việc chăm sóc, phòng bệnh, nhận biết và điều trị viêm họng amidan hiệu quả cho trẻ. Mọi vấn đề thắc mắc về tình trạng sức khỏe dinh dưỡng của bé, xin hãy kết nối với các bác sĩ, dược sĩ tư vấn của VHN Bio thông qua Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.
Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Mùa lạnh đang đến đi kèm với nỗi lo lắng của rất nhiều bố mẹ có con em nhỏ, bởi đây là mùa các bé rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là viêm phế quản - là một bệnh viêm nhiễm của đường phế quản (ống dẫn không khí từ họng xuống phổi) gây ra do virus. Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu viêm phế quản ở trẻ em là gì cũng như cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả dưới đây nhé.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé