vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Làm thế nào để con ngồi yên trong bữa ăn?

26/09/2019   21150 lượt xem

Trẻ nhỏ vốn luôn hiếu động, khó mà ngồi yên, nhất là trong bữa ăn. Nhiều mẹ vẫn hay rỉ tai nhau: “Bé nhà em được cái là háu ăn. Hàng ngày thấy ai ăn gì bé cũng với tay đòi ăn…Nhưng đến bữa thì chỉ được vài thìa…” hoặc “Ôi bé em lười ăn lắm, dỗ dành các kiểu mà chẳng ăn cho” hay như “ Con em phải rong khắp xóm thì mới có cơ hội bón được vài miếng”…

Để con không chạy vòng vòng mà ngồi yên tự xúc ăn thun thút không khó, bố mẹ hãy cùng tìm hiểu và kiên trì áp dụng những cách dưới đây để rèn thói quen cho bé từ bây giờ nhé!

1. Phải tập cho bé ngồi ghế ăn ngay từ đầu.

Chừng khoảng 6 tháng, khi bé cứng cổ là cho vào ghế ngồi ăn được, không cần bé có thể tự ngồi vững, chỉ cần bé giữ cổ vững. Mẹ có thể đệm khăn xung quanh cho bé vững vàng. Sẽ mất 2 tuần để bé làm quen với việc này.

 

Nếu không yên tâm, ban đầu mẹ có thể cho bé ngồi ăn trong tư thế nửa nằm nửa ngồi, có thể mua loại ghế ăn nhiều cấp độ ngả (nhưng chỉ dùng được một thời gian ngắn), hoặc cho bé ngồi tạm trong xe đẩy.

Nếu bé đã lớn, qua giai đoạn vàng luyện thói quen rồi thì sao? Không sao! Mẹ chỉ cần cố gắng kiên trì, nhẫn nại tập cho bé ngồi ăn nhiều hơn là được.

Tặng bố mẹ bộ Video Khóa học dinh dưỡng - Làm cha như chuyên gia

> XEM THÊM:

- Đối phó tình trạng trẻ biếng ăn hay thức đêm cho hàng triệu bà mẹ Việt

- Biện pháp nào giúp mẹ kích thích trẻ ăn ngon?

- Thực đơn “siêu tốc” dành cho trẻ lười ăn, kém hấp thu

2. Tập quen với giờ ăn cố định

Khi đến tuổi ăn dặm, ba mẹ hãy giúp trẻ nhận biết cơn đói bằng cách cho trẻ ăn đúng giờ, khoảng cách giữa các bữa ăn chính và các bữa ăn phụ là 3-4 giờ. Giữa hai bữa, nếu trẻ cảm thấy đói thì hãy cho trẻ uống nước hoặc trà cho trẻ nhỏ. Bên cạnh cảm giác đói, cha mẹ cũng cần giúp bé nhận biết được cảm giác no.

3. Không nên bế rong khi ăn

Giai đoạn 1 đến 2 tuổi là thời kỳ rất quan trọng để bắt đầu dạy trẻ về thói quen tốt trong bữa ăn. Vào khoảng 15 - 16 tháng tuổi trở đi, trẻ sẽ bước vào thời kỳ tò mò và hiếu kỳ, muốn được khám phá mọi thứ xung quanh, vì vậy trẻ thích chạy lung tung, kể cả trong bữa ăn. Nhưng nếu sau giai đoạn này trẻ không hiểu được là phải ngồi yên, tập trung trong bữa ăn, tự giác ăn uống thì khi lớn hơn sẽ rất khó để rèn sự chủ động và tình yêu với bữa ăn cho trẻ.

Vì thương con nên mẹ thường tạo cho bé có thói quen như: ẵm bồng khi ăn, cho trẻ xem tivi, điện thoại hoặc chơi đùa khi ăn...như vậy lâu dẫn sẽ tạo lập bé quen dần với việc phải luôn có ai đó bên cạnh để chơi đùa. Từ đó khiến các bé thường không chịu ngồi yên. Ngay từ bây giờ mẹ hãy từ bỏ thói quen cho bé ăn rong cũng như cho bé xem tivi, điện thoại khi ăn. Tập cho bé thói quen ngồi một chỗ và tập trung thưởng thức bữa ăn của mình.

4. Để bé được “khám phá” món ăn

Khi cho bé ngồi ăn, mẹ hãy bỏ thêm đồ ăn cho bé bốc hay cho chén muỗng cho bé tập cầm, khám phá, sẽ giúp bé ngồi lâu hơn

Thậm chí mẹ cũng có thể cho bé 1 chút cháo vào bát của bé, cho bé bốc. Các bé đang tuổi khám phá nên hãy bé quyền được khám phá.

Rất nhiều bé cứ phải cho cầm 1 cái gì đó thì mới ngồi yên. “Cái gì đó” là thìa, bát, đồ ăn. Tuyệt đối không đưa đồ chơi cho bé trong giờ ăn nha mẹ!

Mục đích đưa chén muỗng hay thức ăn là để bé làm quen với những thứ liên quan tới ăn uống. Vì vậy, nếu mẹ đưa những thứ khác là sai tinh thần.

5. Nếu bé đòi ra khỏi ghế không ăn thì mẹ dừng không cho ăn nữa

Đã cho ra ngoài là không cho ăn nữa! Nếu mẹ xót con, cho ra ngoài ăn thêm được 1 chút thì chính là mẹ đang tạo nếp ăn rong cho con.

Mẹ phải tạo cho bé phản xạ: vào ghế ngồi là ăn, ra ngoài là không ăn. Nếu được chiều, con sẽ biết “Mình đã thắng” và những lần sau ra ngoài mới chịu ăn.

6. Không cho bé ăn các bữa quá dày

Bé chưa kịp tiêu thức ăn của bữa trước đã phải ăn bữa sau đương nhiên sẽ không hào hứng. Các bữa chính nên cách nhau khoảng 4 tiếng, bữa phụ cách bữa chính khoảng 2 tiếng.

7. Ba mẹ ngồi ăn cùng con để tạo không khí vui vẻ

Khi ngồi ăn cùng con, cha mẹ không chỉ làm gương cho con bắt chước theo, mà còn có cơ hội giao tiếp tuyệt vời để truyền cho trẻ sự hứng thú với bữa ăn. Giai đoạn đầu khi bé chưa tập trung ăn uống, nếu mẹ cũng chạy đi chạy lại thì sẽ khiến bé mất tập trung. Việc mẹ ngồi cùng bên cạnh suốt bữa ăn là điều rất quan trọng để dạy bé “khi ăn thì ngồi một chỗ”.

8. Rèn luyện thời gian ăn ở trẻ

Ở 14 - 15 tháng tuổi, trẻ đã hiểu những điều cha mẹ nói, cũng như qua một vài lần trẻ sẽ hiểu được nguyên tắc của cha mẹ “À, nếu mình không ăn vào bữa ăn thì sau đó sẽ không có gì để ăn cả. Nếu trong 30 phút mình không ăn thì sau đó sẽ không được ăn”. Điều này đòi hỏi lập trường kiên định và dứt khoát của cha mẹ nếu muốn rèn thói quen ăn uống cho con.

Nhiều khi bé mải chơi, ăn chậm; nhiều bậc phụ huynh vừa đút vừa cho chơi đồ chơi khiến bữa ăn kéo dài cả tiếng đồng hồ. Bố mẹ đừng nên làm thế mà hãy quy định với con “Bữa ăn chỉ kéo dài 30 phút thôi con nhé”, rồi chỉ lên đồng hồ cho con nhìn. Đã hết 30 phút mà con vẫn chơi thì nhất quyết dọn đi dù cho con có khóc.

Điều quan trọng nhất ở giai đoạn này là sự kiên nhẫn, mềm mỏng, tránh dùng từ ra lệnh hay quát mắng để dần dần đưa bé vào nề nếp. Mọi quy tắc đưa ra đều cần có thông điệp rõ ràng, hành động nhất quán từ cha mẹ thì dần dần trẻ sẽ hiểu và chủ động trong bữa ăn. Để làm được điều ấy, hãy kiên trì áp dụng những cách trên để rèn thói quen cho bé từ bây giờ ba mẹ nhé!

Hy vọng bài viết trên có thể hỗ trợ các bậc phụ huynh trong quá trình tập ăn cho bé. Trong quá trình chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho con, nếu có bất kỳ khó khăn nào cần sự đồng hành của các chuyên gia có chuyên môn, mẹ vui lòng inbox fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 / Zalo: 0936.65.35.45 để được các bác sĩ/ dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí trong suốt quá trình phát triển của con.

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé