Giao mùa chính là thời điểm nhạy cảm mà sức khỏe non yếu của trẻ thường bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, con dễ ốm vặt và mắc các bệnh đường hô hấp. Đứng trước tình hình “dịch chồng dịch”, mẹ cần phải làm gì để phòng trẻ bị viêm đường hô hấp trên ? Hãy lưu lại ngay 6 lưu ý dưới đây nhé!
Virus, vi khuẩn là những tác nhân chính gây ra bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em. Giao mùa nhiệt độ thay đổi thất thường, không khí ẩm là điều kiện tốt để các tác nhân gây bệnh sinh sôi, không khí quá khô và lạnh lại làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh.
Đặc điểm sinh lý của trẻ nhỏ là một yếu tố mà virus, vi khuẩn dễ tấn công. Trước hết là hệ miễn dịch non yếu, trẻ cần hoàn thiện hệ miễn dịch cho đến khi đủ 3 - 4 tuổi. Do đó, giai đoạn này ba mẹ cần chú ý tăng cường đề kháng cho con. Ngoài ra, cấu tạo đường thở của trẻ nhỏ ngắn và hẹp hơn người lớn nên dễ bị các yếu tố gây bệnh xâm nhập. Những bé ở độ tuổi mầm non thường có nhiều thói quen xấu như: ngậm đồ chơi, ngậm tay, ngoáy mũi, quệt tay lên mặt … vô tình đưa vi khuẩn, virus từ bên ngoài môi trường vào cơ thể. Con đi học tiếp xúc với nhiều bạn bè nên nguy cơ lây nhiễm bệnh càng cao hơn.
Viêm đường hô hấp thường gặp ở trẻ bao gồm các bệnh viêm đường hô hấp trên (viêm mũi họng, viêm amidan, viêm xoang, …) và viêm đường hô hấp dưới (viêm phế quản, khí quản, viêm phổi, …). Đa phần các triệu chứng thường gặp khá giống nhau: ho, khó thở, sốt cao 38 - 40oC, mệt mỏi kèm theo sổ mũi, ngạt mũi … ảnh hưởng đến sinh hoạt của con. Viêm đường hô hấp trên nếu không được điều trị dứt điểm kịp thời dễ biến chứng thành bệnh viêm đường hô hấp dưới gây nguy hiểm.
Điều tiên quyết nhất trong bảo vệ sức khỏe của trẻ là giữ cho hệ hô hấp của con luôn khỏe mạnh và hạn chế các yếu tố gây bệnh xâm nhập. Dưới đây, VHN Bio chia sẻ những lưu ý quan trọng trong phòng bệnh cho con:
Trẻ nhỏ hoạt bát và hiếu động vui chơi ở môi trường bên ngoài hàng ngày, ba mẹ cần giữ gìn vệ sinh cho con và tạo những thói quen tốt: rửa tay, cắt móng tay, vệ sinh răng miệng, …
Tay là bộ phận tiếp xúc nhiều với các đồ vật xung quanh, bám nhiều bụi bẩn và vi khuẩn virus. Rửa tay là thói quen không thể thiếu, giúp con hạn chế được cả những bệnh viêm đường hô hấp và bệnh về tiêu hóa. Ba mẹ dạy con rửa tay đầy đủ các bước theo hướng dẫn của Bộ y tế, duy trì thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi vui chơi, hoạt động mạnh. Móng tay là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn và chất bẩn, ba mẹ cũng cần thường xuyên cắt gọn móng tay cho con và không cho trẻ cắn móng tay hay ngậm tay tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Bên cạnh đó, nơi xâm nhập đầu tiên của vi khuẩn virus vào hệ hô hấp là đường mũi họng, do vậy ba mẹ cần chú ý về vấn đề vệ sinh răng miệng của con. Ba mẹ hướng dẫn con chải răng đúng cách và súc miệng nước muối loãng thường xuyên. Nước muối loãng được chứng minh có tác dụng diệt khuẩn và phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả.
Để bảo vệ con tránh khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài, ba mẹ cần giữ cho môi trường sống của con sạch sẽ. Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và hướng dẫn con cùng vệ sinh nhà cửa còn giúp tạo thói quen tốt cho con. Đồ chơi của con cũng cần được vệ sinh định kỳ, đó là những đồ vật tiếp xúc với con hàng ngày, con cầm nắm thậm chí có thể đưa lên mắt mũi miệng. Ngoài ra, ba mẹ nên tránh đưa con đến những nơi nhiều khói bụi và đeo khẩu trang cho con khi ra ngoài.
Nhiệt độ lạnh vào mùa thu đông khiến cho sức khỏe suy yếu và dễ nhiễm bệnh hơn. Giữ ấm cho con nhất là đường hô hấp vô cùng cần thiết. Vào mùa đông, đặc biệt khi ra ngoài chắc chắn con cần được đội mũ, trùm kín tai, đeo khăn kín cổ, bao tay và tất chân đầy đủ. Khi nhiệt độ thời tiết xuống quá thấp, ba mẹ nên hạn chế cho con ra ngoài, trong nhà có thể sử dụng máy sưởi và cho con ăn uống đồ ấm, nóng.
Chủ động tiêm vắc xin giúp con phòng bệnh hiệu quả, đặc biệt trong thời điểm giao mùa. Ngoài các loại vắc xin bắt buộc trong chương trình tiêm chủng quốc gia, ba mẹ có thể tham khảo thêm vắc xin cúm mùa tiêm hàng năm - đặc hiệu cho chủng virus gây cúm mùa và vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn gây ra, trong đó có viêm phổi.
Lưu ý không cho con tiêm vắc xin khi con đang ốm, cảm cúm hay sử dụng thuốc kháng sinh điều trị.
Chế độ ăn khoa học, hợp lý giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Con cần được cân bằng bốn nhóm chất tinh bột - đạm - chất béo - chất xơ trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra, để tăng cường đề kháng cho trẻ, mẹ bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C,E và vi chất Kẽm, Selen cho con.
Các thực phẩm giàu kẽm, selen mẹ có thể bổ sung cho con như: thịt bò, ngũ cốc, tôm, cua, trứng gà, … Các rau củ và hoa quả tươi sẽ bổ sung tốt các vitamin, đặc biệt cam, chanh, ổi, đu đủ, … là nguồn thực phẩm rất giàu vitamin C có khả năng chống oxy hóa và chống viêm tự nhiên.
Theo các chuyên gia nhi khoa, hệ miễn dịch khỏe mạnh là “chìa khóa vàng” trong chăm sóc sức khỏe của trẻ. Như vậy, cách tốt nhất để con luôn khỏe mạnh, tránh ốm bệnh, tránh phải dùng thuốc thường xuyên là tăng cường đề kháng cho con.
Ngoài bổ sung qua chế độ ăn, ba mẹ nên sử dụng các sản phẩm tăng đề kháng có nguồn gốc từ tự nhiên, an toàn và lành tính cho con. Bộ đôi Scumin & Phytoroxim® là giải pháp hữu hiệu dành cho ba mẹ!
Bộ đôi vi chất Scumin & Phytoroxim® của Viện dinh dưỡng VHN Bio giúp con tăng cường sức khỏe đề kháng, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị viêm đường hô hấp trên hiệu quả. Sản phẩm có thành phần 100% từ tự nhiên, cùng nguồn nguyên liệu nhập khẩu theo tiêu chuẩn châu Âu, ứng dụng công nghệ Bio Organic của Hoa Kỳ giúp làm giàu và tăng khả năng hấp thu vi chất vượt trội so với khoáng hữu cơ thông thường. Bộ đôi bổ sung Kẽm, Selen cùng các vi khoáng hữu cơ sinh học có khả năng hấp thu lên đến 95%; hợp phần EX-CUMIN® độc quyền là curcumin siêu hấp thu có tác dụng kháng virus vi khuẩn hiệu quả; cùng vitamin C và dịch chiết gừng hỗ trợ hệ miễn dịch, làm ấm và bảo vệ đường hô hấp cho con, nhất là thời điểm giao mùa.
Hi vọng bài viết trên giúp ba mẹ có những giải pháp thích hợp để phòng bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ, bảo vệ sức khỏe con yêu. Ba mẹ nếu quan tâm đến sản phẩm Scumin & Phytoroxim® hoặc có bất cứ vấn đề thắc mắc nào trong vấn đề nuôi con liên quan đến biếng ăn, chậm tăng cân, đề kháng kém, bệnh viêm đường hô hấp, … có thể kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé