vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Phương pháp trị ho khó thở ở trẻ nhỏ mẹ nên áp dụng

22/09/2020   2077 lượt xem

Hầu hết trẻ nhỏ bị ho, khó thở là do các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên hoặc dưới. Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp ở trẻ nhỏ và phần lớn có tiên lượng tốt nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, mẹ không nên chủ quan xem thường khiến các triệu chứng gây nên nhiều ảnh hướng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Mời bố mẹ cùng nhận biết và biết cách điều trị ho khó thở.

1. Nguyên nhân gây ho, khó thở

Ho, khó thở là biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Ho là một phản xạ tự nhiên có lợi của cơ thể khi có các dị vật hoặc các tác nhân xâm nhập vào, kích thích các thụ thể gây ho trong cơ thể. Còn khó thở là tình trạng lưu thông khí ở phổi gặp vấn đề, hay nói cách khác là còn đường thông khí bị ảnh hưởng. Có rất nhiều bệnh lý gây nên tình trạng này như:

Nguyên nhân tại đường thở: Viêm nắp thanh quản, viêm họng, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, hen, dị vật đường thở, chấn thương ngực, hít phải khói, bụi...

Nguyên nhân tim mạch: Bệnh tim bẩm sinh, viêm cơ tim, suy tim cấp, rối loạn nhịp, sốc

Nguyên nhân dạ dày: Trào ngược dạ dày thực quản gây hội chứng ho, trướng bụng...

Mỗi nguyên nhân có một hình thức biểu hiện và các triệu chứng đi kèm khác nhau. Chính vì thế, ngoài ho, khó thở mẹ cũng cần phải quan tâm các vấn đề sức khỏe khác của trẻ.

 

 

> XEM THÊM:

- Viêm đường hô hấp kiêng ăn gì để bệnh sớm hồi phục?

- Có những phương pháp điều trị viêm họng amidan cấp cho trẻ nhỏ nào?

- 3 cách trị sổ mũi đau họng hiệu quả thường được áp dụng nhất

 

2. Cách tiếp cận và điều trị ho khó thở ở trẻ

2.1. Điều trị ho khó thở dùng thuốc

Khi trẻ ho, khó thở kèm thêm các dấu hiệu khác, mẹ cần đưa trẻ đi khám tại các bác sĩ chuyên khoa để loại trừ các bệnh lý nguy hiểm. Đối với những bệnh lý liên quan tới nhiễm trùng hô hấp sẽ được xử trí bằng cách sử dụng các loại thuốc kháng sinh kèm điều trị hỗ trợ triệu chứng theo chỉ định của bác sĩ.

Trong quá trình điều trị bằng thuốc, mẹ cần phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng. Tránh tình trạng kháng thuốc ở trẻ do sự thiếu hiểu biết của mẹ.

 

 

2.2. Điều trị ho khó thở không dùng thuốc

Đây là phương pháp được nhiều bà mẹ sử dụng, bởi hầu hết các nguyên nhân ho khó thở có xu hướng tự khỏi và thường có tiên lượng tốt. Chính vì thế, sau khi đã loại trừ các bệnh lý nguy hiểm hay bệnh lý nhiễm khuẩn thì việc điều trị hỗ trợ giảm ho nên được thực hiện ngay. Theo khuyến cáo của bộ y tế, các loại thuốc giảm ho không thật sự cần thiết nếu không có chỉ định. Thay vào đó, mẹ có thể sử dụng các bài thuốc dân gian với các nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên để điều trị giảm ho cho trẻ tại nhà .

Lá húng quế

Trong Đông y, lá húng quế là một vị thuốc có vị cay, mùi thơm dịu với công dụng điều trị giảm ho rất tốt. Không những thế, lá húng quế còn là nguyên liệu dễ tìm kiếm, đơn giản và rẻ tiền. Có rất nhiều bài thuốc giảm ho hay được điều chế từ loại lá này.

Nguyên liệu:

- 1/ 2  nắm lá húng quế.

- 1-2 thìa cafe mật ong.

- 2-3 lát gừng.

Công thức làm:

- Lá húng quế rửa sạch, để ráo nước và xay nhuyễn. lọc lấy phần nước cốt.

- Cho 1-2 thìa mật ong và 2-3 lát gừng vào trong phần nước cốt.

- Hấp cách thủy tầm 10 phút, sau đó để nguội và cho trẻ sử dụng

- Cho trẻ uống 1-2 lần/ ngày liên tục trong 3 ngày. Ngoài giảm ho, lá húng quế còn có tác dụng làm giảm tình trạng dị ứng.

 

 

Chanh đào

Chanh đào là loại quả được có hàm lượng vitamin C cao và tinh chất có trong quả chanh đào dùng để điều trị giảm ho, khó thở rất hiệu quả.

Nguyên liệu:

- Chanh đào.

- Mật ong.

Công thức:

- Chanh đào rửa sạch, thái lát mỏng.

- Cho khoảng 2-3 lát chanh đào và một muỗng mật ong, thêm 50ml nước ấm rồi khuấy đều.

- Cho trẻ uống 1-2 muỗng mỗi ngày liên tục trong 3 ngày.

Lưu ý khi sử dụng mật ong để trị ho khó thở cho trẻ chỉ nên áp dụng với trẻ trên một tuổi.

 

Xem thêm : Ăn gì trị viêm phế quản

 

 

Trên đây là bí kíp giúp bố mẹ trị ho khó thở cho trẻ, hy vọng bố mẹ có thể áp dụng cho bé yêu nhà mình. Để tìm hiểu thêm các phương pháp trị ho thuận tự nhiên khác, các bậc phụ huynh hãy kết nối với các dược sĩ tư vấn của VHN Bio thông qua Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, bố mẹ có thể liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé