Bố mẹ đã quá mệt mỏi với cảnh con hay ốm vặt, cứ thay đổi thời tiết lại phải đi cầu cứu tứ phương, thậm chí có nhiều bạn nhỏ kết thân với phòng khám như một điểm đến hàng tuần. Làm sao để bố mẹ thoát khỏi cảnh tượng kinh hoàng mang tên “con ốm”? Tăng sức đề kháng ở trẻ chính là câu trả lời!
Bố mẹ đừng đợi đến khi con ốm bệnh mới đi tìm đến các chuyên gia y tế nữa, hãy phòng bệnh chủ động và tăng cường hệ miễn dịch cho con ngay ngày hôm nay. Tăng sức đề kháng cho trẻ không hề khó như bố mẹ vẫn nghĩ, chỉ với những hành động nhỏ, những thói quen tốt, hay một chế độ ăn uống khoa học, với những thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch… sẽ giúp con bạn khỏe hơn mỗi ngày. Cùng khám phá ngay những điều giản đơn đó qua bài viết dưới đây.
Nước chiếm tầm 60% trọng lượng cơ thể, tất cả tế bào, các mô và bộ phận trong cơ thể đều phải nhờ sự tác động của nước để hoạt động tốt. Thiếu nước có thể gây ra mất nước, mất cân bằng các chất điện giải, mất năng lượng, khiến cơ thể trở nên mệt mỏi.
Trẻ nhỏ cũng vậy. Lượng nước tiêu thụ ở mỗi bạn nhỏ là khác nhau và thường dựa vào độ tuổi, cân nặng và giới tính của trẻ. Các nhân tố đi kèm gồm sức khỏe, nhu cầu sinh hoạt và khí hậu môi trường sống của trẻ. Tuy nhiên, rất nhiều bố mẹ trong quá trình chăm sóc con chỉ chú trọng vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày mà quên mất nhân tố quan trọng là nước.
Vệ sinh đúng cách đặc biệt quan trọng với trẻ em trong độ tuổi từ 0 - 2 tuổi. Không chỉ đơn giản là đảm bảo cho trẻ trông thật chỉn chu, sạch sẽ bề ngoài mà vệ sinh cá nhân là cách hiệu quả để chủ động phòng ngừa bệnh tật.
Với trẻ từ 0 - 1 tuổi, vệ sinh nhẹ nhàng bằng nước có độ ấm vừa phải, có thể thêm ít vỏ chanh để làm sạch tự nhiên cho bé. Các mẹ đừng quên đánh tưa lưỡi cho bé mỗi ngày. Vi khuẩn từ bữa ăn mỗi ngày cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Với trẻ từ 1- 3 tuổi: phần lớn các bệnh ở trẻ em đều lây lan từ môi trường nhà trẻ, nơi mà vi khuẩn phát tán nhanh hơn cả một đám cháy rừng. Vì vậy việc giáo dục trẻ em có thói quen vệ sinh từ khi còn nhỏ dựa trên sự hình thành phản xạ có điều kiện sẽ giúp trẻ có được những thói quen tốt có lợi cho sức khỏe, trẻ có thể giữ thói quen này đến suốt đời.
Trẻ em vệ sinh kém có thể phải chịu hậu quả cả về thể chất và tinh thần. Những thói quen vệ sinh chưa tốt có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị phát ban và nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm nấm…
Trẻ em có thói quen vệ sinh kém cũng có thể bị bạn bè trêu chọc, xa lánh hoặc bắt nạt – những hành vi dễ gây tổn hại đến lòng tự trọng của trẻ.
> XEM THÊM:
- Thực phẩm vàng giúp mẹ tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa hè
- Có nên dùng thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ
- Tăng đề kháng cho trẻ - Chìa khóa vàng bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật
Tham gia Group Zalo để nhận thêm tài liệu về chăm sóc bé và kết nối trực tiếp với chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio
Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày thực sự là bí quyết cốt lõi để có được sức khỏe tốt. Đối với trẻ nhỏ, tập vận động giúp cơ thể làm quen và phát triển tốt hơn, kể cả các bé còn sơ sinh. Bố mẹ nên dành 1 chút thời gian để nắn chân nắn tay cho bé mỗi ngày, giúp bé không bị mỏi cơ vì nằm quá nhiều. Bên cạnh đó, còn giúp trẻ tăng nhanh khả năng luyện tập các kĩ năng mới như tập lẫy, tập bò, tập đi...
Tập luyện cho trẻ vô cùng đơn giản nhưng lợi ích về khả năng tăng sức đề kháng và hoàn thiện tiềm năng học hỏi của trẻ lại vô cùng đáng kể. Dễ nhận thấy nhất trong cuộc sống, các bé được vận động thường xuyên giúp:
- Phòng ngừa đẩy lùi bệnh tật.
- Sở hữu hệ thần kinh tốt.
- Có giấc ngủ ngon, ăn ngon miệng hơn.
Các vitamin, khoáng chất, hay còn gọi là vi chất dinh dưỡng là chìa khóa giúp tăng sức đề kháng và phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ. Có sức đề kháng tốt, trẻ mới có thể chống lại các yếu tố gây bệnh từ môi trường. Có sức khỏe tốt, trẻ mới có cơ hội phát triển cả về thể lực, trí lực, tham gia nhiều hoạt động, học tập cùng bạn bè cùng trang lứa, thoải mái trải nghiệm và hòa mình trong cộng đồng.
Chế biến thức ăn ngon miệng, trình bày bắt mắt là một trong những cách kích thích vị giác của trẻ. Chứng biếng ăn, chán ăn ở trẻ là câu chuyện thường gặp, các bố mẹ sẽ phải trải qua tình trạng trẻ biếng ăn vài lần trong quá trình nuôi dạy trẻ.
Bởi vậy, chế biến thức ăn sao cho ngon, giữ được chất dinh dưỡng và tạo cảm giác tò mò, thích thú của trẻ với thức ăn là một câu chuyện không dễ dàng. Các mẹ nên tìm hiểu thêm các món ăn dặm cho trẻ để trẻ có thể tiếp xúc với đa dạng thực phẩm.
Khi trẻ ăn ngon, ăn đủ chất sẽ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.
Sữa chua là một trong những thực phẩm có chứa hàm lượng lợi khuẩn lớn cho cơ thể và là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời. Không chỉ tăng khả năng phòng thủ tự nhiên hoàn hảo chống lại virus, đồng thời giúp bạn sở hữu thân hình cân đối và nước da mịn màng hơn.
Điều cần lưu ý nên hạn chế sử dụng các loại sữa chua nhiều đường. Thay vào đó, bạn có thể tự làm sữa chua tại nhà bằng trái cây lành mạnh và mật ong.
Thịt gia cầm, chẳng hạn như gà tây, gà ta,… có chứa rất nhiều vitamin B6, đây là một vi chất cực tốt hỗ trợ cho các phản ứng xảy ra trong cơ thể, rất cần thiết để hình thành các tế bào hồng cầu mới và khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.
Hải sản không chỉ giàu chất dinh dưỡng, mà còn giàu kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch và là một thực phẩm tăng cường sức đề kháng rất tốt cho trẻ em và người lớn. Kẽm tuy không được biết đến nhiều như vitamin và các khoáng chất khác nhưng có tác dụng cực tốt giúp các tế bào miễn dịch thực hiện được tốt chức năng của nó, đặc biệt kẽm giúp kích thích vị giác của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng. Một số loại hải sản giàu kẽm có thể kể đến như: cua, sò tôm, trai,…
Xem thêm : Ăn gì tăng sức đề kháng cho trẻ
Đu đủ là một loại trái cây chứa rất nhiều khoáng chất kali, canxi, kẽm, sắt, vitamin C, A, D... hàm lượng cao - những dưỡng chất có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Không những vậy, hoa quả còn có chứa papain, một loại enzyme tiêu hóa có tác dụng chống viêm.
Đến đây, bố mẹ đã phần nào biết thêm được những giải pháp giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, có thể bố mẹ cũng đã từng nghe thấy ở đâu đó nhưng lại khó có thể ngờ được rằng những giải pháp tưởng chừng như đơn giản lại vô cùng hữu hiệu. Bố mẹ hãy lưu lại và ứng dụng ngay với bé nhà mình nhé!
Nếu bố mẹ cần tư vấn thêm các giải pháp giúp con tăng cường sức đề kháng, hay tìm hiểu thêm về các vấn đề sức khỏe, dinh dưỡng khác của bé, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé