Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Acid folic hay còn được biết đến là vitamin B9, là một trong những vi chất tham gia vào quá trình hình thành ống thần kinh của thai nhi cũng như tạo hồng cầu. Thuốc bổ sung acid folic trước khi mang thai được khuyến cáo sử dụng trước thụ thai 3 tháng và xuyên suốt thai kỳ. Do vậy để tìm hiểu về cách thuốc bổ sung acid folic trước mang thai một cách khoa học hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây cùng VHN Bio.
Thuốc bổ sung acid folic là chế phẩm có chứa acid folic nhằm cung cấp cho cơ thể một lượng acid folic để điều trị các bệnh lý do thiếu hụt acid folic hoặc bù lượng acid folic thiếu của cơ thể.
Mọi người thường quen với việc bổ sung acid folic trong khi mang thai nhưng lại hiếm khi hiểu đúng về việc sử dụng thuốc bổ sung acid folic trước khi mang thai. Có rất nhiều những nghiên cứu, tài liệu chứng minh vai trò của việc bổ sung vitamin B9 cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản trong việc làm giảm tỷ lệ trầm cảm, tránh thiếu máu đa sắc hồng cầu to, trí tuệ kém phát triển của thai nhi sau này.
Theo nhiều thống kê lâm sàng việc bổ sung thuốc tích hợp cả acid folic và các vitamin khác làm giảm đáng kể tỷ lệ thai phụ tăng huyết áp và tiền sản giật sau này. Nhiều nghiên cứu trong những thập kỷ qua phát hiện rằng ở những phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp hay tiền sản đều có chỉ số homocysteine máu tăng đáng kể. Các giả thuyết được đưa ra homocysteine là một yếu tố trong bệnh lý tăng huyết áp ở thời kỳ mang thai. Tăng cường Vitamin B9 có khả năng làm giảm homocysteine máu hiệu quả. Do đó xét về lý thuyết việc bổ sung thêm acid folic cho cơ thể giúp làm giảm tình trạng tiền sản và tăng huyết áp cho thai phụ.
Acid folic ảnh hưởng đến quá trình phân bào của mẹ và bé do vậy giúp làm giảm nguy cơ mắc khuyết tật ống thần kinh ở trẻ. Thiếu acid folic gây khuyết tật ống thần kinh, gây dò dịch não tủy hay nghiêm trọng hơn là không có não ở trẻ em. Khiếm khuyết ống thần kinh (NTD) là những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng xảy ra do sự thiếu đóng kín ống thần kinh ở phía trên, giữa, dưới của cột sống.
Việc đóng ống thần kinh diễn ra trong 28 ngày kể từ thời điểm thụ thai. Tuy nhiên các mẹ thường không biết chinh xác thời kỳ thụ thai cũng như phát hiện mang thai sớm. Do đó thường xảy ra tình trạng thiếu acid folic cung cấp cho việc đóng ống thần kinh của bé. Vì vậy mẹ nên bổ sung acid folic trước khi mang thai để tránh những tình trạng trên.
Có những nghiên cứu đã chứng minh tỉ lệ mắc NTD giảm 60% bằng việc bổ sung acid folic cho mẹ trước và trong thai kỳ đặc biệt trong 3 tháng đầu mang thai.
Acid folic khử thành tetrahydrofolate là coenzym cho nhiều phản ứng chuyển hóa, đặc biệt là tổng hợp nucleotid do vậy ảnh hưởng đến tổng hợp DNA, liên quan đến di truyền ở người. Từ khi bắt đầu thụ thai đến khi sinh, quá trình phân chia tế bào để phát triển của trẻ diễn ra mạnh mẽ do đó cần có lượng acid folic đủ để phục vụ cho các quá trình đó.
Acid folic có nhiều trong gạo, một số loại rau như rau bina, các loại đậu. Tuy nhiên nhiều phụ nữ áp dụng chế độ dinh dưỡng hạn chế tinh bột do đó làm giảm lượng vitamin B9 cung cấp cho cơ thể. Ngoài ra folate có trong thực phẩm tự nhiên thường không bền. Hơn 70% folate có thể bị phá hủy bởi quá trình xay và nướng. Vì vậy việc dùng thuốc bổ sung acid folic trước khi mang thai vô cùng quan trọng để đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt với mẹ chuẩn bị mang thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ vì những ngày đầu thai kỳ là khoảng thời gian chủ yếu của quá trình phân chia tế bào ở thai nhi.
Acid folic tham gia vào quá trình tạo hồng cầu, tạo máu mới cung cấp cho cơ thể. Do đó thiếu hụt acid folic gây biến chứng thiếu máu hồng cầu to. Khi mang thai, cơ thể mẹ phải hình thành mới thêm khoảng 50% lượng máu để cung cấp cho bào thai. Vì vậy việc bổ sung đầy đủ acid folic cho mẹ ngay từ trước thai kỳ giúp hạn chế tình trạng thiếu máu, sảy thai, stress ở mẹ.
Vậy bắt đầu sử dụng acid folic khi nào để chuẩn bị cho quá trình mang thai?
Việc bổ sung acid folic trước mang thai cần quan tâm đến hai vấn đề: thời điểm bổ sung và liều lượng bổ sung. Dưới đây là khuyến cáo của WHO và của Bộ Y tế Việt Nam về việc sử dụng acid folic.
Nhu cầu acid folic tăng cao ở những phụ nữ có thai và ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên lượng folate từ thức ăn được hấp thu vào cơ thể rất thấp, do vậy việc dùng thuốc bổ sung acid folic trước khi mang thai rất quan trọng.
Theo các khuyến cáo của các hội dinh dưỡng trên thế giới, nên bổ sung acid folic từ khoảng 12 tuổi, tức trong độ tuổi mang thai (12-45 tuổi).
Theo WHO khuyến cáo liều 0.4mg acid folic nên được sử dụng hàng ngày trước khi mang thai 2-3 tháng và duy trì trong 3 tháng đầu thai kỳ. Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, liều dùng acid folic có thể tăng lên 0.6mg duy trì.
Tuy nhiên khi bổ sung acid folic trước mang thai nên đồng thời bổ sung thêm những vi chất, vitamin khác để giúp tăng hiệu quả. Khuyến cáo nên dùng liều acid folic 0.4mg ở những phụ nữ nguy cơ NTD thấp kết hợp với 2,6mcg vitamin B12 và 16-20mg sắt mỗi ngày trong ít nhất 2-3 tháng trước khi thụ thai.
Sử dụng liều cao acid folic 4-5mg chỉ được khuyến cáo ở những phụ nữ có nguy cơ mắc NTD cao và có tiền sử NTD trong lần sinh trước. Tuy nhiên tùy theo tình trạng của mẹ, trong thời kỳ mang thai liều dùng acid folic có thể thay đổi.
Việc quá tải acid folic trong cơ thể có thể gây tăng thoái hóa thần kinh, mẹ bị suy giảm trí nhớ, ức chế quá trình phát triển của thai nhi. Do đó nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng thuốc bổ sung acid folic trước khi mang thai.
Việc bổ sung acid folic cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu tiên khi bổ sung acid folic bà bầu cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ.
Việc bổ sung acid folic trong ba tháng đầu thai kỳ cực kỳ quan trọng đối với cả mẹ và bé. Theo Bộ Y tế, thai phụ nên bổ sung 0,4mg acid folic trong suốt ba tháng đầu và tiếp tục duy trì đến một tháng sau sinh. Tuy nhiên ở những phụ nữ béo phì hay có tiền sử NTD trước đó nên sử dụng liều cao acid folic (4-5mg).
Để cá nhân hóa liều dùng acid folic, các mẹ cần tuân thủ lịch khám thai của bác sĩ và thực hiện đúng những chỉ định.
Khi sử dụng acid folic cần sử dụng buổi sáng sau ăn 2 giờ. Lý giải về điều này, acid folic là vitamin B9, thuộc nhóm vitamin B có đặc tính tan trong nước, do vậy khi dùng gần bữa ăn sẽ gây giảm khả năng hấp thu của acid folic.
Ngoài bổ sung acid folic bằng các TPBVSK, các bà bầu phải có một chế độ dinh dưỡng bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm chứa acid folic: măng tây, trứng gà, các loại đỗ đậu, súp lơ, rau chân vịt,...Đặc biệt nên sử dụng nhiều nước, bổ sung thêm nhiều rau xanh tránh tình trạng táo bón khi dùng acid folic.
Khi sử dụng acid folic tránh sử dụng các nhóm thực phẩm ức chế khả năng hấp thu của acid folic: trà, cà phê, nước uống có gas,...
Khi sử dụng thuốc bổ sung acid folic để đảm bảo phát huy hết tác dụng của thuốc, các mẹ cần tuân thủ 6 nguyên tắc dưới đây.
Việc bổ sung quá nhiều acid folic (cụ thể trên 1000mcg/ngày) có thể gây rối loạn tinh thần ở mẹ, mẹ hay quên, trí tuệ giảm sút. Với thai nhi, quá nhiều acid folic có thể gây tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ.
Trước mang thai, các bà mẹ nên đi thăm khám để đánh giá nền sức khỏe của mẹ, tình trạng thừa thiếu acid folic của cơ thể để có thể bổ sung đúng nhất.
Sau khi mang thai, đặc biệt trong ba tháng đầu thai kỳ, các mẹ cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ tránh tác dụng xấu khi bổ sung acid folic.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều những sản phẩm bổ sung acid folic không rõ nguồn gốc dó đó khi chọn mua các TPBVSK các mẹ cần chọn những đơn vị uy tín, những sản phẩm chính hãng để tránh tiền mất tật mang.
Các sản phẩm cần ghi rõ thành phần, hàm lượng acid folic có trong đó với đơn vị cụ thể.
Axit folic thường được các bác sĩ ưu tiên sử dụng dạng viên uống đặc biệt dạng kết hợp cùng các vi chất khác thay vì dạng nước. Điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa giúp làm tăng khả năng hấp thu acid folic cho cơ thể.
Khi có mặt acid ascorbic (vitamin C), vitamin B9 được chuyển hóa thành leucovorin, rất cần thiết cho sự tổng hợp DNA và RNA. Do đó nên bổ sung thêm vitamin C vào chế độ dinh dưỡng để tăng khả năng hấp thụ acid folic.
Ngoài ra để tăng tác dụng của acid folic cho bà bầu, các mẹ nên bổ sung thêm sắt và DHA. Sắt và acid folic đồng thời có tác dụng hình thành hồng cầu do đó giúp hạn chế thiếu máu. DHA và acid folic có tác dụng trên hệ thần kinh của trẻ, giúp giảm dị tật, tăng trí thông minh. Các mẹ có thể tham khảo sản phẩm Mamavica giúp bổ sung bộ ba vi chất trên mà không gây kích ứng, khả năng hấp thu cao (90%), không gây nóng, gây táo.
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ rất nhạy cảm do vậy cần chọn những sản phẩm có thành phần an toàn, lành tình rõ nguồn gốc chiết xuất để tránh gây dị ứng, buồn nôn ở mẹ.
Trên thị trường có rất nhiều các chế phẩm bổ sung acid folic với nhiều dạng bào chế, nhiều hàm lượng và với đa dạng các mức giá. Dưới đây là top 6 các sản phẩm hiện hành bổ sung acid folic tốt nhất.
Elevit là sản phẩm bổ sung acid folic với liều lượng 800mcg được sản xuất tại Úc.
Thành phần: acid folic 800mcg, iốt 220mcg, sắt 60mcg. Ngoài ra còn chứa hệ vitamin B, C, D, canxi, không chứa gluten, trứng, đậu phộng và chất bảo quản.
Đối tượng sử dụng: sản phẩm được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có nhu cầu mang thai, đang mang thai và người cho con bú.
Liều lượng và cách sử dụng: Ngày uống 1 viên Elevit sau ăn sáng.
Ưu điểm: SPBVSK Elevit ngoài bổ sung được acid folic còn có bổ sung được các vi chất khác.
Nhược điểm:
- Liều lượng acid folic trong Elevit là 800mcg. Đây là một mức liều khá cao so với khuyến cáo liều lượng acid folic bổ sung cho phụ nữ trước và đang mang thai (400-600mcg). Do đó khi sử dụng, người dùng cần thận trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ tránh tình trạng dư thừa acid folic.
- Giá thành cao. 360.000-1.200.000 đồng tùy theo lượng viên. Tuy nhiên khuyến cáo nên bổ sung thêm DHA cho bà bầu do đó chi phí cho 1 tháng ước tính lên tới 800.000 đồng.
Mamavica Bio Iron & DHA là sản phẩm cung cấp bộ 3 dưỡng chất cần thiết cho bà bầu là: acid folic, DHA và sắt. Đây là sản phẩm tiên phong trong công cuộc ứng dụng công nghệ Bio Organic vào sản xuất các TPBVSK được nghiên cứu kỹ càng bởi các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành tại Viện dinh dưỡng VHN Bio.
Thành phần: Trong 1 viên nang Mamavica bao gồm:
- Mầm đậu đen ( chứa 6mg sắt): 500mg
- Vivomega 1050 TG60 (gồm 50% DHA và 10% EPA) - nhập khẩu Nauy: 200mg
- Vitamin B9 (Acid Folic) được sản xuất đạt chuẩn GMP và đã được kiểm chứng quốc tế: 300mcg
Ngoài ra còn có các phụ liệu: vỏ nang (Gelatin 150 bloom), chất làm dày (dầu cọ, dầu đậu nành, sáp ong trắng), chất nhũ hóa (Lecithin), chất chống oxy hóa (Butylat hydroxytoluen), chất bảo quản (Nipagin), chất làm ẩm (Glycerin, Sorbitol), hương liệu tổng hợp (Ethyl vanilin), chất tạo màu tổng hợp (Titan dioxide, Idacol Ponceau 4R, Idacol Iron Oxide Red).
Đối tượng sử dụng: người thiếu máu, phụ nữ chuẩn bị mang thai, phụ nữ đang mang thai cho con bú hay người có nhu cầu bổ sung acid folic, DHA và sắt.
Liều dùng: nên sử dụng 2 viên/lần/ngày. Uống xa ăn (trước ăn ít nhất 30 phút hoặc sau ăn ít nhất 2 giờ), nên uống trước ăn sáng hoặc trước 3 giờ chiều. Vì sắt và acid folic nếu sử dụng vào buổi tối sẽ dễ gây mất ngủ.
Ưu điểm của Mamavica:
- Sự kết hợp của cả ba vi chất trong cùng một sản phẩm vừa giúp mẹ có trải nghiệm sử dụng tốt hơn, hạn chế việc phải sử dụng quá nhiều TPBVSK và tối ưu chi phí.
- Các thành phần trong Mamavica được chiết xuất từ tự nhiên, và kiểm định quốc tế nên an toàn, lành tính cho người sử dụng.
- Sắt trong Mamavica được chiết xuất 100% từ mầm đậu đen nên không gây táo bón, không gây nóng trong và khả năng hấp thu cao (trên 95%).
- DHA kết hợp với EPA theo một tỷ lệ vàng hiệp đồng giúp giảm nguy cơ sinh non, loãng xương ở trẻ, tăng cường phát triển trí não và các tín hiệu dẫn truyền thần kinh.
- Không gây tích lũy trong cơ thể, đào thải nhanh chóng sau 10 giờ.
- Giá thành hợp lý, phù hợp với thu nhập chung.
Nature made folic acid là sản phẩm bổ sung acid folic được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty Nature made - Mỹ.
Thành phần: Trong 1 viên chứa:
- Axit folic: 400mcg
- Sản phẩm không chứa chất tạo màu, chất bảo quản và chất tạo hương.
Đối tượng sử dụng: phụ nữ trước, trong và sau thời kỳ mang thai. Người thiếu acid folic.
TPBVSK DHC acid folic là sản phẩm của công ty DHC Nhật Bản.
Thành phần: Mỗi viên có chứa:
- Axid folic (vitamin B9): 0,4mg
- Vitamin B6: 1,7mg
- Vitamin B2: 1,3mg
- Vitamin B12: 0,0025mg
- Ngoài ra có các phụ liệu: dextrin, maltose, ester sucrose acid béo, crystalline cellulose vừa đủ 1 viên.
Đối tượng sử dụng: phụ nữ trước, trong và sau thời kỳ mang thai; người suy giảm trí nhớ.
Cách dùng: 1 viên/ngày. Không được nhai, bẻ viên khi dùng.
Lưu ý: trong quá trình sử dụng, màu sắc của viên có thể bị biến đổi. Nói về vấn đề này nhãn hàng đã lý giải là do đặc điểm nguyên liệu và không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Hematoferol là sản phẩm bổ sung sắt, acid folic và vitamin B12 được sản xuất bởi Nutrition Group, một công ty tại Anh. Hematoferol được bào chế dưới dạng viên giải phóng kéo dài do vậy giúp giảm thiểu tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.
Thành phần: trong 1 viên chứa:
- Axit folic: 800mcg (liều khá cao)
- Sắt: 82mcg
Đối tượng sử dụng:
- Người thiếu máu, thiếu sắt, thiếu acid folic
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Cách sử dụng: uống 1 viên/ngày sau ăn trưa 1 giờ.
Blackmores Folate 500mcg được giới thiệu là sản phẩm bổ sung acid folic thiết kế liều lượng dành riêng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và người thiếu hụt folate.
Thành phần: trong 1 viên có chứa
- Axit folic: 500mcg
- Sản phẩm không chứ muối, gluten, lúa mì, các dẫn xuất sữa, ngô, chất bảo quản, chất tạo màu, tạo vị ngọt, tạo hương.
Cách dùng: 1 viên/ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trên đây là top 6 các TPBVSK bổ sung acid folic an toàn và hiệu quả nhất hiện nay.
Khi sử dụng thuốc bổ sung acid folic trước khi mang thai, các mẹ thường có rất nhiều những câu hỏi, dưới đây là giải đáp một số câu hỏi thường gặp nhất.
Bà bầu dư thừa acid folic có sao không? CÓ.
Với mẹ:
- Axit folic và vitamin B12 đều tham gia vào quá trình tạo hồng cầu, giúp hệ thần kinh, tim mạch hoạt động tốt. Do vậy khi dư thừa acid folic có thể làm che giấu sự thiếu hụt vitamin B12 gây thiếu máu, mệt mỏi, tim đập nhanh,...
- Axit folic có tác dụng trong việc phân chia tế bào do đó thừa acid folic có thể làm tăng tốc độ lão hóa của hệ thân kinh, khiến mẹ hay quên, suy giảm trí nhớ.
Với thai nhi:
- Thừa acid folic gây ức chế hấp thu kẽm khiến bé nhẹ cân.
- Axit folic bị dư thừa gây ức chế sự phát triển trí tuệ ở bé, dễ mắc chứng tự kỷ. Năm 2016, các nhà khoa học ở Mỹ đã có những nghiên cứu và phát hiện rằng: nếu mẹ có chỉ số folate cao gấp 4 lần so với ngưỡng bình thường, thai nhi sẽ có nguy cơ mắc tự kỷ cao gấp 2 lần so với bình thường.
Vì vậy khi bổ sung acid folic cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- Khi bổ sung acid folic các mẹ cần lưu ý bổ sung thêm vitamin C, rau xanh trong chế độ ăn hàng ngày, tránh sử dụng các loại nước uống có ga, trà hay cà phê để làm tăng hấp thu acid folic.
- Không tự ý bổ sung acid folic, đặc biệt là liều cao nếu không có sự chỉ định, giám sát, theo dõi của các chuyên gia.
- Nên sử dụng acid folic sau ăn sáng 2 giờ, không sử dụng buổi tối để tránh mất ngủ.
Việc sử dụng thuốc bổ sung acid folic trước khi mang thai được các bác sĩ khuyến khích nhưng phải sử dụng đúng, đủ, an toàn. Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được những thắc mắc của các mẹ về vấn đề này. Nếu có thắc mắc xin vui lòng liên hệ liên hệ qua website chính thức: https://vhnbio.vn/ hoặc Fanpage chính thức: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Viêm phế quản là tình trạng viêm đường thở trong phổi, gây ra ho và sản xuất chất nhầy. Bệnh hay xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi, thời tiết lạnh giá này chính là cơ hội tốt để virus xâm nhập vào cơ thể bé gây bệnh. Đặc biệt, các mẹ có con nhỏ đang bị nhiễm phế quản cần lưu ý những giải pháp trị dứt điểm cũng như phòng viêm phế quản tái phát cho con nhé.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé