vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì?

30/10/2023   1145 lượt xem

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Trẻ sơ sinh chậm tăng cân trong 3 tháng đầu có sao không?

3 tháng đầu sau sinh là khoảng thời gian đỉnh cao để trẻ phát triển cân nặng, khoảng cân nặng bình thường đối với trẻ nam là 5,7-7,2kg, trẻ nữ từ 5,2-6,6kg (theo tiêu chuẩn cân nặng trẻ sơ sinh của Tổ chức Y tế thế giới WHO). Nếu cân nặng của trẻ nằm trong giới hạn bình thường tức bé không bị thiếu cân. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp cân nặng của trẻ vẫn nằm trong giới hạn bình thường nhưng tốc độ tăng cân so với tuổi lại thấp hơn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng trẻ sụt cân, chững cân, không phát triển.

Ngoài ra để nhận biết trẻ có bị chậm tăng cân hay không, mẹ có thể dựa vào tốc độ tăng cân của trẻ. Trong 3 tháng đầu sau sinh, trung bình mỗi tháng trẻ sẽ tăng 0,9kg, mỗi tuần tăng từ 150-200g. Mỗi tuần mẹ nên cân bé một lần, nếu mức độ tăng trưởng nằm trong giới hạn chứng tỏ tốc độ tăng cân của trẻ bình thường.

Trong 3 tháng đầu sau sinh các hệ cơ quan như dần dần hoàn thiện, hệ miễn dịch đang dần hoàn thiện để giúp trẻ thích nghi được với những tác nhân bên ngoài. Nếu trẻ bị chậm phát triển cân nặng, lượng dinh dưỡng cung cấp cho bé bị giảm, các hoạt động biến đổi trong cơ thể bị ảnh hưởng. Trẻ có thể kém phát triển thể chất, trí tuệ và miễn dịch kém, dễ mắc bệnh sau này. 

2. Vì sao trẻ sơ sinh chậm tăng cân? Một số nguyên nhân chính ba mẹ cần lưu ý

Có rất nhiều những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân so với mức đạt chuẩn: nguyên nhân từ mẹ, thói quen cho ăn hoặc nguyên nhân từ chính nội tại của trẻ. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân, trong bài viết này sẽ chia ra 2 mốc thời gian chính: trẻ trong thời kỳ bú mẹ hoàn toàn (trước 6 tháng tuổi) và trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm (từ 6 tháng tuổi trở đi). Ngoài ra còn một số những nguyên nhân khác có thể gặp ở cả 2 thời kỳ. 

2.1. Trẻ chậm tăng cân trong 6 tháng đầu sau sinh

6 tháng đầu sau sinh là khoảng thời gian bé nhận nguồn dinh dưỡng chủ yếu từ sữa mẹ, do vậy chất lượng sữa, thói quen bú sữa của trẻ hay cách mẹ cho trẻ bú là những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng của trẻ.

Lượng sữa của mẹ ít, không đủ để cung cấp cho bé

Tùy theo cơ địa của mỗi mẹ, lượng sữa có thể ít hay nhiều. Đặc biệt nếu trong thai kỳ hay sau sinh mẹ có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, kém dinh dưỡng thì chất lượng sữa của mẹ sẽ kém. Điều này dẫn đến trẻ sẽ không được nhận đủ những chất cần thiết để phát triển. 

Mẹ chỉ cho bé bú lớp sữa đầu

Nguồn sữa mẹ được chia thành 3 dòng: sữa đầu, sữa non và sữa cuối. 

Sữa non được hình thành ngay từ những tháng thứ 7 của thai kỳ, được tiết ra trong khoảng 3 ngày đầu sau sinh. Đây là nguồn sữa cực kỳ dinh dưỡng, quan trọng với trẻ. Bởi nguồn sữa này rất giàu các chất dinh dưỡng (tỷ lệ protein cao gấp 5 lần so với sữa mẹ thông thường), kháng thể cần thiết cho bé. Việc được tiếp xúc với nguồn sữa non của mẹ ngay khi chào đời sẽ giúp bé tăng đề kháng, phát triển tốt.

Sữa đầu là lượng sữa được tiết ra trong khoảng 10 phút đầu cữ bú của trẻ. Đây là nguồn sữa giàu vitamin, khoáng chất, protein,... nhưng ít chất béo. Do vậy nếu trẻ chỉ bú sữa đầu sẽ nhanh đói, thiếu năng lượng, chậm tăng cân. Do đó có một số trẻ bú ngủ hoặc lười bú sẽ gây ra tình trạng chỉ bú được sữa đầu, gây chậm tăng cân.

Sữa cuối được tiết ra sau sữa đầu trong cữ bú của trẻ. Dòng sữa này rất giàu chất béo và năng lượng, giúp trẻ no lâu và tăng cân. Vì vậy dòng sữa này thường đặc hơn sữa đầu.

Để giải quyết tình trạng này, mẹ nên vắt bớt sữa đầu (tuy nhiên không nên bỏ bởi sữa này giàu vitamin, khoáng cho trẻ) để trẻ bú được sữa cuối. Hoặc mẹ có thể vắt sữa và trộn đều 2 dòng sữa đầu, sữa cuối với nhau cho trẻ bú.

Mẹ cho trẻ ăn theo đúng khung giờ, không linh hoạt khiến trẻ đói

Nhiều mẹ thường có suy nghĩ tập cho con nề nếp ăn uống ngay khi vẫn đang bú mẹ hoàn toàn. Điều này vô tình khiến trẻ bị đói. Trẻ sơ sinh thường có hành động khóc để thể hiện xúc. Những lúc này mẹ có thể kiểm tra xem có phải bé đói hay không để cho con bú. Hãy cho trẻ bú sữa mẹ khi trẻ đói, không gò bó, đóng khung thời gian.

2.2. Trẻ sơ sinh chậm tăng cân trong thời kỳ ăn dặm (từ 6 tháng sau sinh trở đi)

Từ 6 tháng trở đi, bé bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm, giảm dần sữa mẹ, sử dụng thêm sữa công thức, thực phẩm ăn dặm bình thường. Do vậy ở thời kỳ này, nguyên nhân trẻ sơ sinh chậm tăng cân có một số khác biệt so với thời kỳ trước.

Mẹ pha sữa công thức không đúng cách

Thời kỳ này các mẹ thường cho trẻ dùng thêm các loại sữa công thức để bổ sung thêm dưỡng chất cho trẻ, giúp trẻ phát triển tốt hơn. Tuy nhiên cách pha sữa của mẹ cũng ảnh hưởng đến lượng chất bé nhận được. Nếu pha sữa quá đặc sẽ gây áp lực với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, trẻ khó hấp thu, dễ rối loạn tiêu hóa. Nếu trường hợp mẹ pha quá loãng, lượng dinh dưỡng không đủ, trẻ sẽ thiếu chất, mệt mỏi, kém phát triển. Vì vậy mẹ cần pha đúng tỉ lệ khuyến cáo của từng loại sữa. 

Chế độ dinh dưỡng ăn dặm ít đa dạng

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho con ăn những thực phẩm bình thường với đa dạng phong phú các nhóm thực phẩm, các nhóm chất dinh dưỡng. Tuy nhiên thực đơn ăn dặm cho con như thế nào là hợp lý, là đủ hay phương pháp ăn dặm nào phù hợp vẫn là những điều các mẹ trẻ lúng túng. Mẹ nên đa dạng nguồn thực phẩm, cách chế biến cho bé.

Trẻ bắt đầu tập ăn dặm với tinh bột và đạm tập dần với lượng nhỏ, điều này dẫn đến trẻ thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng, điển hình là sắt và kẽm. Sắt quan trọng trong hình thành tế bào máu mới, kẽm quan trọng với hệ miễn dịch, hình thành gai vị giác giúp trẻ ăn ngon miệng. Vì vậy thiếu vi chất đặc biệt là kẽm, sắt khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân.

Một số những sai lầm của mẹ khi chế biến đồ ăn cho bé: chất bổ ra nước, ninh xương chỉ cho bé ăn nước,... Những thực phẩm như xương, nếu mẹ ninh kỹ, nước rất giàu chất béo, nếu cho trẻ ăn quá nhiều sẽ gây rối loạn tiêu hóa. Mẹ cần cân bằng cho trẻ ăn cả nước lẫn cái, tránh hiểu lầm về dinh dưỡng.

Cháo dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm rất tốt nhưng không thể đảm bảo đủ độ tươi, độ dinh dưỡng như cháo tự nấu. Mẹ có thể học những công thức chế biến cháo ăn dặm cho trẻ để trẻ có nguồn dinh dưỡng đảm bảo nhất.

Ngoài ra lưu ý khi chọn những thực phẩm cho trẻ, mẹ cần xem kỹ khuyến cáo về độ tuổi sử dụng sản phẩm. Một số sữa hay bánh khuyến cáo chỉ dùng khi trẻ trên 3 tuổi (bánh Nabati, cosy chỉ cho bé trên 3 tuổi, sữa milo, sữa fami chỉ dành cho trẻ trên 6 tuổi) mẹ nên xem kỹ, tránh cho trẻ sử dụng, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Trẻ thiếu dinh dưỡng do quá hiếu động

3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò tập đi là 3 mốc thời gian quan trọng trong hành trình phát triển của trẻ. Sau 3 tháng ngoài những hoạt động vung tay chân, trẻ đa dạng các hoạt động hơn, biết lẫy, biết bò, tập đi. Những hoạt động thể chất rất tốt cho trẻ tuy nhiên nếu trẻ quá hiếu động, lượng dinh dưỡng huy động để bổ sung năng lượng cho trẻ dần cạn, trẻ sẽ không phát triển được cân nặng, chậm tăng cân. 

2.3. Trẻ mắc một số những vấn đề về đường tiêu hóa

Trẻ sơ sinh đường tiêu hóa vẫn chưa phát triển hoàn thiện, chưa đủ các enzym tiêu hóa các chất dẫn đến không hấp thu được chất cho cơ thể. Thiếu enzyme lactase khiến trẻ không tiêu hóa được lactose trong sữa mẹ, trẻ không hấp thụ, rối loạn tiêu hóa khiến chậm tăng cân. Trong tình trạng này mẹ cần theo dõi tình trạng đi cầu của trẻ, chất lượng phân để sớm đưa trẻ đến khám, chẩn đoán và điều trị bổ sung men cho trẻ.

2.4. Trẻ mắc giun sán

Không giữ vệ sinh cho trẻ, trẻ nghịch bẩn, có thói quen mút tay hay nguồn thực phẩm chưa được vệ sinh kỹ càng làm tăng nguy cơ trẻ nhiễm giun sán. Giun sán làm rối loạn tiêu hóa, trẻ không hấp thu được chất dinh dưỡng, ngày càng xuống cân, trẻ chậm tăng cân. Mẹ cần tẩy giun sán định kỳ cho trẻ 2 lần/năm (với trẻ đủ 12 tháng, nếu sớm hơn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ).

Nhận tư vấn hướng dẫn cách tẩy giun định kỳ cho trẻ sơ sinh ngay tại đây!

2.5. Trẻ sinh non hoặc mắc các bệnh lý

Một số nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân là do mắc những bệnh lý bẩm sinh, trẻ sinh non thiếu tháng. Trong những trường hợp này mẹ cần thăm khám bác sĩ để có những chỉ định điều trị giúp trẻ phát triển sức khỏe bình thường.

Vậy cần bổ sung những gì khi trẻ chậm tăng cân, các mẹ hãy tiếp tục theo dõi phần tiếp dưới để tìm hiểu thêm.

3. Trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Với tình trạng chậm tăng cân ở từng trẻ, tùy vào nguyên nhân mà trẻ có thể có những cách bổ sung khác nhau.

3.1. Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sử dụng chủ yếu sữa mẹ cho dinh dưỡng, vì vậy nếu trẻ bị thiếu men tiêu hóa, đặc biệt enzyme lactase cần bổ sung men cho trẻ, giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra nếu bổ sung kẽm cho trẻ cần phải tham khảo những chỉ dẫn của bác sĩ có chuyên môn.

Về phần mẹ, để có nguồn sữa đủ dinh dưỡng, mẹ nên ăn đa dạng, giàu chất, bổ sung thêm kẽm, sắt, canxi, D3 để tăng hàm lượng dinh dưỡng trong sữa cho trẻ.

3.2. Trẻ trên 6 tháng tuổi

Đây là khoảng thời gian, sắt, kẽm dự trữ mẹ truyền cho trẻ bắt đầu giảm và hết vì vậy thời gian này mẹ nên bổ sung thêm những vi chất kẽm, sắt cho trẻ.

Sắt liên kết với hem giúp hình thành tế bào hồng cầu mới, vận chuyển oxy, dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Thiếu sắt gây thiếu máu, trẻ thiếu dinh dưỡng cho sự phát triển bình thường của cơ thể, khiến trẻ gầy yếu, chậm tăng cân. Với liều bổ sung dự phòng 1mg sắt/kg/ngày. Nếu trẻ thiếu máu, thiếu sắt, liều dùng có thể sử dụng từ 3-6mg/kg/ngày.

Kẽm có vai trò trong trong việc hình thành gai vị giác, tham gia cấu tạo trên 300 enzym, giúp đảm bảo sức đề kháng, tăng chiều cao cân nặng ở trẻ. Ở Việt Nam theo nghiên cứu của Đông Nam Á, trên 50% bữa ăn của người Việt thiếu kẽm, tỷ lệ trẻ thiếu kẽm trên 60%. Do đó mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ với liều 2-3mg/ngày.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho trẻ, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bổ sung vi chất cho trẻ.

4. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh chậm tăng cân

Với trẻ sơ sinh chậm tăng cân, một chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng với trẻ. Dưới đây là những gợi ý về xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ.

4.1. Lượng sữa cho trẻ sơ sinh chậm tăng cân

Để xác định lượng sữa phù hợp cho trẻ, mẹ có thể dựa vào tháng tuổi và cân nặng của con. Với mỗi độ tuổi nhất định sẽ có một dung tích dạ dày riêng. Mẹ nên cho bé bú phù hợp với dung tích dạ dày tránh nôn, trớ.

Với cách tính lượng sữa theo cân nặng: 

Lượng sữa cần uống (ml/ngày) = cân nặng (kg)*150ml

Mỗi cữ ăn hàng ngày của trẻ, lượng sữa sẽ được tính như sau cần tính được thể tích dạ dày của bé sau đó lấy thể tích dạ dày bé nhân với 2/3.

Lượng sữa mỗi cữ ăn của bé (ml) = (cân nặng của bé * 30) (ml) * ⅔

Tuy nhiên công thức này chỉ mang tính tương đối, mỗi trẻ sẽ có một nhu cầu riêng sữa riêng, mẹ cần lắng nghe nhu cầu của con để có chế độ sữa phù hợp với bé. Khi cho trẻ bú sữa mẹ, mẹ cần tránh việc trẻ chỉ bú được dòng sữa đầu, cần cho trẻ bú cả sữa cuối để trẻ tăng cân, phát triển tốt. Nhưng điều này không có nghĩa mẹ không cho trẻ bú lượng sữa đầu. Sữa đầu giàu kháng thể, vitamin, protein cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

4.2. Thực đơn ăn dặm cho trẻ sơ sinh chậm tăng cân

Thực đơn ăn dặm của trẻ cần đảm bảo sự đa dạng, phong phú từ nguyên liệu, cách chế biến để đa dạng dinh dưỡng cho trẻ, tránh cho trẻ ăn nhàm chán, từ đó giảm khẩu vị, biếng ăn, chậm tăng cân.

Một số những lưu ý khi mẹ xây dựng thực đơn cho con là:

- Không nên quá chú trọng 1 nhóm chất nào đó, chế độ ăn của con cần bổ sung đầy đủ và cân bằng giữa 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và nhóm chất xơ.

- Chỉ cho gia vị đối với trẻ trên 1 tuổi. Lý do cho lưu ý này là các gai vị giác của trẻ rất nhạy bén, nếu mẹ nêm gia vị có thể gây tổn thương vị giác của trẻ. Mẹ chỉ nên sử dụng gừng, tỏi, hành,... để tăng hương vị cho trẻ.

- Mẹ không nên cho trẻ ăn nước bỏ cái. Thay vì dùng nước ninh xương nấu ăn cho trẻ, mẹ có thể thay bằng thịt xay/băm/nghiền nhỏ, vừa giúp tăng thô cho trẻ, vừa giúp bổ sung đủ dinh dưỡng.

- Mẹ cần chế biến cấu trúc món ăn phù hợp theo độ tuổi. Bắt đầu ăn dặm, trẻ nên ăn dạng mịn, rây nhuyễn, loãng và nhiều nước. Từ 7-9 tháng tuổi, có thể nấu đặc, ít loãng hơn cho trẻ, mẹ không cần rây, thực phẩm xay nát là được. Từ 10-12 tháng tuổi, trẻ có thể ăn được cơm nát (cơm nấu dẻo, nghiền nát bằng muỗng, thìa). Thịt cá tương tự cơm, rau củ thái lát mỏng. Sau 12 tháng mẹ có thể tập dần cho trẻ quen với cơm bình thường.

Về những thực đơn cho trẻ, mẹ có thể tham khảo rất nhiều thực đơn ăn dặm trong group Ăn dặm thông thái 4.0 của Viện dinh dưỡng VHN Bio để đa dạng thực đơn cho trẻ.

5. 04 giải pháp giúp ba mẹ đánh bay nỗi lo trẻ sơ sinh chậm tăng cân

Dưới đây là 4 giải pháp được bác sĩ khuyên để giúp cải thiện tình trạng chậm tăng cân ở trẻ.

5.1. Thay đổi thời gian sinh hoạt cho trẻ sơ sinh chậm tăng cân

Việc cho trẻ bú khi trẻ đói ở giai đoạn ti mẹ hoàn toàn và việc xây dựng kỷ luật bàn ăn khi trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm là rất quan trọng. 

Nhiều gia đình thường cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, vừa đi chơi việc này khiến hệ tiêu hóa khó làm việc, trẻ dễ mắc đau dạ dày sớm, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu và chậm tăng cân.

5.2. Cho con ăn đúng cách

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ do vậy chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Mẹ cần cho trẻ ăn đúng cấu trúc thức ăn phù hợp với từng thời điểm.

5.3. Tích cực cho trẻ vận động

Trẻ vận động nhiều giúp tăng khả năng tiêu hóa, nhanh đói và ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên không nên cho trẻ vận động quá nhiều tránh gây không đủ năng lượng, trẻ sụt cân.

5.4. Kết hợp bổ sung vi chất dinh dưỡng

Thiếu vi chất (đặc biệt kẽm và sắt) ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cân nặng của trẻ. Mẹ nên chọn bổ sung thêm những vi chất cần thiết giúp trẻ ăn ngon hơn. Bổ sung kẽm, sắt sinh học sẽ giúp trẻ hấp thu tốt, an toàn, lành tính, tránh tĩnh lũy trong cơ thể.

6. Top 3 dòng sữa dành cho trẻ sơ sinh chậm tăng cân các mẹ tin dùng

Để chọn sữa phù hợp với tình trạng chậm tăng cân của trẻ, mẹ nên lưu ý những tiêu chí sau: Chọn sữa phù hợp độ tuổi, tình trạng của con, nguồn gốc xuất xứ và bảng thành phần dinh dưỡng rõ ràng.

Dưới đây là top 3 sữa tăng cân phù hợp với tình trạng chậm tăng cân của bé các mẹ tin dùng:

6.1. Mama sữa non Colos Multi

Được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Liên doanh Dược G&P France, đạt chuẩn GMP, dòng sữa Colos multi được sản xuất dành riêng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Thành phần gồm sữa non và rất nhiều vi chất cần thiết khác (vitamin, kẽm, canxi, DHA, D3,...) giúp trẻ tăng cân, phát triển hệ miễn dịch tốt, tránh ốm vặt, bổ sung các enzym tiêu hóa giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra sữa được đóng theo gói do vậy dễ dàng định lượng, tránh pha quá nhiều hoặc quá ít sữa cho trẻ.

6.2. Sữa Green Meadows nhập khẩu nguyên lon từ Úc

Green Meadows là sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh, có mùi thơm tự nhiên, hương vị giống sữa mẹ do đó kích thích trẻ uống sữa, ăn ngon, tăng cân, đề kháng khỏe. Ngoài ra trong sữa có GOS, FOS là những chất xơ hòa tan giúp vận chuyển những chất dinh dưỡng tốt hơn, hạn chế những vấn đề về dinh dưỡng cho trẻ.

6.3. Sữa Meiji Nhật Bản

Đây cũng là một dòng sữa yêu thích của các mẹ bỉm bời những ưu điểm về hương vị, thành phần. Trong Meiji có FOS, nucleotides, taurin giúp trẻ tăng miễn dịch, đồng thời những vi chất như sắt, canxi, vitamin C,D, DH3, Omega 3, Omega 6,... giúp trẻ phát triển tối đa về mọi mặt. Trẻ tăng cân, trí não phát triển.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân sẽ gây ảnh hưởng đến tốc độ phát triển bình thường của trẻ. Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được những thắc mắc của các mẹ về vấn đề này. Nếu có thắc mắc xin vui lòng liên hệ liên hệ qua website chính thức: https://vhnbio.vn/ hoặc Fanpage chính thức: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio.

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé