vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Trẻ biếng ăn mẹ nên làm gì và không nên làm gì?

19/10/2021   1652 lượt xem

Rất nhiều bà mẹ cảm thấy bất lực và lo lắng khi tìm kiếm các giải pháp cho tình trạng biếng ăn của trẻ. Vậy trẻ biếng ăn nên làm gì? Đâu là điểm mấu chốt mà bố mẹ nên và không nên làm để trẻ ăn ngon, phát triển khỏe mạnh nhất?

Biếng ăn ở trẻ thường xảy ra trong độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi, đặc biệt trong độ tuổi trẻ bắt đầu ăn dặm, không phụ thuộc vào sữa mẹ nữa và biết lựa chọn những món mình thích hay từ chối những món ăn mình không thích. Để giải quyết được tình trạng biếng ăn ở trẻ, bố mẹ cần hiểu tâm lý của con và tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân khiến trẻ không có cảm giác thèm ăn hay luôn trốn tránh các bữa ăn.

1. Nguyên nhân trẻ biếng ăn

Biếng ăn bệnh lý: trẻ gặp các vấn đề sức khỏe như bệnh lý đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi), các bệnh lý đường tiêu hóa (rối loạn tiêu hóa, bệnh lý đường ruột),…

Biếng ăn sinh lý: Những biếng ăn ở thời điểm này liên quan đến các vấn đề tự nhiên như trẻ tập bò, tập đi, mọc răng… những thay đổi sinh lý làm sao nhãng vấn đề ăn uống của trẻ.

Biếng ăn tâm lý: Trẻ biếng ăn do không thích ăn, sợ hãi ăn uống khi bị ép ăn, thay đổi môi trường sống khiến trẻ lạ lẫm không kịp thích nghi…

> XEM THÊM:

“Tất tần tật” những điều bố mẹ cần biết về tình trạng bé biếng ăn

Những cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ

15 nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục

Tặng bố mẹ bộ Video Khóa học dinh dưỡng - Làm cha như chuyên gia

 

2. Trẻ biếng ăn nên làm gì?

Bé biếng ăn phải làm sao? Khi nhận thấy tình trạng biếng ăn ở trẻ, bố mẹ nên:

- Tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ biếng ăn, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp

- Nên cho trẻ ăn khi trẻ đói, bởi lúc đói con trẻ sẽ có cảm giác thèm ăn, muốn ăn và ăn ngon miệng.

- Nên đặt câu hỏi làm sao để bé ăn ngon, thích ăn và hấp thu dinh dưỡng tốt nhất, trước khi hỏi: trẻ biếng ăn nên làm gì?.

- Bố mẹ nên khuyến khích trẻ vận động, vui chơi hằng ngày. Chỉ có vận động mới giúp trẻ thoải mái tinh thần, tiêu hao năng lượng và nhanh có cảm giác đói, ăn ngon hơn, sức khỏe tốt hơn.

- Nên hạn chế cho trẻ ăn vặt quá nhiều hay ăn vặt quá gần bữa ăn chính.

- Tạo hứng thú cho trẻ trong chuyện ăn uống bằng cách đa dạng thực đơn ăn uống, bày biện các món ăn nhiều màu sắc, hình dáng khác nhau hay gặp các câu chuyện vào trong từng món ăn.

- Nên thường xuyên thay đổi thực đơn ăn uống để trẻ được thử ăn nhiều món khác nhau, giảm sự kén ăn của trẻ và tăng sự thích thú với món ăn.

- Để trẻ tự ăn nếu có thể: Nên cho trẻ ăn cùng gia đình, không nên cho trẻ ăn trước hay đút cho trẻ ăn. Việc con tự lập ăn uống và được ăn trong không khí vui vẻ thì con trẻ sẽ ăn nhiều hơn, chủ động ăn uống hơn.

- Nên khơi gợi sự hứng thú bằng cách cho con trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị món ăn, hay hỏi ý kiến của trẻ xem con thích ăn món gì.

3. Trẻ biếng ăn không nên làm gì? 

- Không nên vừa cho trẻ ăn vừa cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử. Trẻ không tập trung ăn uống sẽ làm giảm sự ngon miệng, ảnh hưởng khả năng tiêu hóa, dễ gây khó tiêu, đầy bụng.

- Không nên cho trẻ uống nước lạnh, ăn đồ ăn lạnh, đặc biệt là kem. Bởi các thực phẩm đồ uống lạnh dễ làm trẻ gặp các vấn đề như viêm họng.

- Không nên cho trẻ vừa ăn vừa uống: như ăn cơm cùng với canh, hay ăn cơm và uống nước cùng lúc. Như thế sẽ khiến bé nhanh no hơn, ăn ít lại, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng nhai và tiêu hóa. Nếu cần, mẹ có thể bổ sung thêm nước canh, nước súp để cung cấp thêm dưỡng chất cho trẻ sau khi ăn cơm.

- Không nên ép con ăn quá nhiều khiến con trẻ sợ hãi, hình thành tâm lý đối phó và từ chối bữa ăn, thậm chí là nôn ra hết thức ăn.

- Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thịt mà quên bổ sung thêm các thực phẩm như rau xanh, củ quả.

- Ngoài ra, bố mẹ không nên tự ý cho bé dùng “thuốc bổ” tăng cường đề kháng, kích thích ăn ngon ăn mua các thuốc biếng ăn cho trẻ khi chưa được sự tư vấn của các Chuyên gia Dinh dưỡng.

Hy vọng bài viết cung cấp cho các bậc phụ huynh nhiều thông tin bổ ích để trả lời cho câu hỏi trẻ biếng ăn nên làm gì. Nếu đã giở đủ “ngón nghề” ra nhưng vẫn không biết đâu là giải pháp giúp trẻ hết biếng ăn, bố mẹ hãy nhanh tay liên hệ với Chuyên gia Dinh Dưỡng VHN Bio để tìm kiếm được sự giúp đỡ, tư vấn và hỗ trợ tốt nhất fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Scumin là sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé