vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Trẻ biếng ăn phải làm sao? Con biếng một, mẹ buồn mười

29/06/2020   1501 lượt xem

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Biếng ăn phải làm thế nào? Có cần đi bác sĩ ngay không hay để một thời gian sẽ hết? Chắc hẳn không ít mẹ đang loay hoay trong mớ câu hỏi lo lắng cho tình trạng biếng ăn của trẻ. Tình trạng biếng ăn sẽ được giải quyết khi bố mẹ tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục. Hãy cũng VHN Bio tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Trẻ biếng phải làm thế nào?

Bố mẹ đang khủng hoảng bởi chứng biếng ăn của trẻ nhưng lại không biết xử trí thế nào cho hợp lý, đôi lúc vô tình khiến cho tình trạng chán ăn của trẻ không thuyên giảm mà còn kéo dài lâu hơn. Điểm mấu chốt để giải quyết chứng biếng ăn là các bậc bố mẹ cần xác định được nguyên nhân gây nên biếng ăn cho trẻ là gì.

1.1. Trẻ biếng ăn bởi tâm lý

Một số trẻ cảm thấy không thoải mái khi thường xuyên bị bố mẹ bắt ép ăn uống, thậm chí là ác cảm, khó chịu. Trẻ chống đối bố mẹ bằng cách không chịu ăn uống và lâu dần càng thêm biếng ăn, chán ăn.

Cách khắc phục:

Trong trường hợp này, bố mẹ cần phải thật tinh tế và khéo léo trong việc cho trẻ ăn uống. Không nên bắt ép trẻ ăn và dọa nát, quát mắng trẻ. Hãy tôn trọng ý kiến của trẻ khi trẻ không muốn ăn, đồng thời:

- Để trẻ được ăn uống cùng gia đình.

- Hãy cổ vũ trẻ ăn uống.

- Khen thưởng con khi con ăn hết phần cơm của mình.

- Cho trẻ tự cầm thìa, đũa để tập ăn uống.

1.2. Trẻ biếng ăn do đang bị ốm

Biếng ăn xuất phát từ việc trẻ đang gặp các bệnh lý trong cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Những căn bệnh thường gặp ở trẻ như viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, đau răng,… Trẻ cảm thấy yếu, mệt mỏi và chán ăn là điều dễ hiểu.

Cách khắc phục:

Khi mắc bệnh, trẻ biếng ăn phải làm thế nào? Câu trả lời cho mẹ là:

- Xác định tình trạng sức khỏe và vấn đề bệnh lý trẻ đang mắc phải.

- Điều trị triệt để bệnh lý của trẻ.

- Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp nhất: chế biến món ăn lỏng, mềm, dễ tiêu.

- Cho trẻ uống nhiều nước, sữa, trái cây để bổ sung năng lượng.

- Bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng để trẻ hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

1.3. Trẻ biếng ăn do thực đơn không hợp khẩu vị

Một số trẻ trở nên khó tính với những món ăn của mình, ví dụ như trẻ không thích ăn cá hồi thay vì cá thu, trẻ thích trứng luộc hơn là trứng rán… Hoặc, thực đơn nhàm chán, ít thay đổi, thiếu đa dạng cũng khiến trẻ cảm thấy chán ngán.

Cách khắc phục:

Để khắc phục tình trạng này, thực đơn chế biến món ăn cho trẻ cần đa dạng và đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết. Để làm được điều đó, mẹ cần:

- Không cho trẻ ăn đi ăn lại một món nhiều ngày liền.

- Thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm và cách chế biến thức ăn.

- Sáng tạo trong việc trang trí để món ăn thêm phần bắt mắt, màu sắc và thu hút sự chú ý của trẻ.

- Xen kẽ những món ăn cũ và món ăn mới trẻ thích.

- Hạn chế sử dụng những thực phẩm chế biến sẵn, phơi khô hay bảo quản đông lạnh lâu ngày.

1.4. Trẻ biếng ăn do rối loạn tiêu hóa

Ở độ tuổi của trẻ, các cơ quan trong cơ thể còn non yếu, trẻ dễ gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu,… Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ mỏi mệt, mất cảm giác ngon miệng và trở nên biếng ăn.

Cách khắc phục:

Mẹ hãy cho con trẻ sử dụng những thức ăn mềm, dễ nhai, nuốt và dễ tiêu hóa… Như vậy, trẻ vừa được cung cấp các chất dinh dưỡng, vừa cải thiện dần tình trạng biếng ăn.

1.5. Trẻ biếng ăn do thiếu vi chất dinh dưỡng

Vi chất dinh dưỡng đóng một vai trò không nhỏ trong việc cung cấp năng lượng cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Một chế độ ăn uống thiếu khoa học, thiếu dinh dưỡng có thể làm cho con trẻ thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin, kẽm, sắt, đồng,… và cảm thấy không ngon miệng. Các vi chất dinh dưỡng giúp cải thiện hệ miễn dịch của trẻ, nếu thiếu, trẻ dễ mắc bệnh hơn.

Cách khắc phục:

Bổ sung chất dinh dưỡng và các vi chất thiết yếu là điều cần thiết cho trẻ. Bên cạnh một thực đơn khoa học, hợp lý thì các mẹ cũng nên tìm kiếm các loại sản phẩm chức năng tốt để bổ sung tối đa nguồn vi chất cho trẻ.

2. Các biện pháp khác khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn

- Tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần: Ai cũng có thể bị nhiễm giun đường ruột, nhất là trẻ nhỏ, dẫn đến các rối loạn tiêu hóa, chán ăn, cơ thể suy nhược. Bộ y tế khuyến cáo nên cho bé sử dụng thuốc tẩy giun định kỳ để hạn chế tối đa nguy cơ trên.

- Không trộn thuốc vào thức ăn: Nhiều bà mẹ bất lực với việc cho trẻ uống thuốc thường trộn thuốc với thức ăn để đánh lừa trẻ. Tuy nhiên, điều này khiến trẻ trở nên sợ hãi với món ăn đó, kể cả những món mà trẻ yêu thích.

- Hạn chế uống nước trong bữa ăn: Uống nước ngay trước hoặc trong bữa ăn sẽ khiến bé bị no tạm thời và mất cảm giác thèm ăn

- Ưu tiên các thực phẩm nhiều dinh dưỡng và năng lượng: Thay vì ép trẻ ăn đủ lượng thức ăn, bố mẹ nên chọn những thực phẩm nhiều năng lượng và những chất dinh dưỡng thiết yếu. Như vậy, dù bé ăn ít nhưng vẫn đảm bảo đủ chất.

- Khuyến khích trẻ tham gia và quá trình chế biến thức ăn: Điều này giúp bé trân trọng công sức mình bỏ ra cũng như món ăn đó.

- Khuyến khích trẻ vận động: Các hoạt động thể lực sẽ tiêu tốn năng lượng của bé, khiến bé nhanh cảm thấy đói và muốn ăn. Tuy nhiên, chớ cho bé vận động quá sức vì khi quá mệt trẻ cũng trở nên chán ăn.

3. Scumin Gold – Giải pháp trị biếng ăn cho trẻ

Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ, đồng thời giúp trẻ có cảm giác ăn ngon miệng hơn, các chuyên gia dinh dưỡng của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã ứng dụng và cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe – Scumin Gold.

Sản phẩm Scumin Gold có tác dụng bổ sung kẽm sinh học, giúp kích thích gai vị giác, tăng cường khả năng miễn dịch. Sản phẩm còn cung cấp các khoáng vi lượng thiết yếu có nguồn gốc 100% thực vật như selen, đồng, mangan hiệp đồng công dụng với các vitamin quan trọng như vitamin B, vitamin C và lysin… giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

4. Cảm nhận chân thực của các phụ huynh về Scumin Gold

 "Từ ngày mẹ tìm đc thuốc tăng đề kháng của viện VHN cho em bé Miumiu uống thì mẹ nhàn đc bao nhiêu về vấn đề ăn uống của con và trộm vía tỉ lần con ko ốm vặt cũng như ko phải dùng đến kháng sinh, đợt này viện lại ra dòng Scumin Gold vị thơm ngọt nhẹ dễ uống nên em bé lại càng thích ạ. Mình mong muốn những trải nghiệm của em bé nhà mình cũng sẽ giúp đc nhiều bé đang gặp tình trạng ăn uống, đề kháng kém có thể biết đến sản phẩm bổ sung vi chất sinh học an toàn, lành tính, các con chóng cải thiện và có sức khỏe thật tốt như em bé nhà mình nhé. Và cũng rất cảm ơn Bác sĩ Lương Thảo là người tư vấn cho mình rất nhiệt tình". Chia sẻ của mẹ Vũ Hồng Loan và bé Miu Miu về cho Viện dinh dưỡng nha các mẹ.

Những câu chuyện thực tế sẽ chạm đến tim người đọc, người nghe. Và câu chuyện của mẹ Trang chính là nguồn động lực to lớn giúp chúng mình vững tin vào những giá trị tạo ra. Các mẹ cùng xem video của Tony nhé!

Nhờ Scumin Gold, trẻ có thể ăn ngon, cải thiện tình trạng biếng ăn và hay ốm vặt rõ rệt. Scumin gold là dòng sản phẩm ưu việt với trẻ nhỏ, khác biệt so với các dòng sản phẩm cùng công năng khác trên thị trường với độ an toàn, hiệu quả cao. Để được tư vấn về sản phẩm, các mẹ hãy gọi tới số: 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn /

Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio

Scumin Gold là sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.

 

Bài viết liên quan

Chuyên gia hướng dẫn: Cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

05 nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.

GIẢI ĐÁP:

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ trăn trở rằng liệu bổ sung sắt cho trẻ từ những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng gì xấu tới con hay không và nên bổ sung như thế nào là hiệu quả, an toàn nhất?  Vậy “ Có nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?’’ hãy cùng các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu và giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé