Tham vấn y khoa: Bác sĩ Thúy Vy - Viện Dinh dưỡng thông mình VHN Bio.
Sự lo lắng quá mức khi trẻ nhẹ cân thấp còi đã dẫn đến tình trạng một số bà mẹ áp dụng các phương pháp chăm sóc trẻ sai khoa học, làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ. Mời bố mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về các nguyên nhân cũng như cách chăm trẻ nhẹ cân thấp còi đúng chuẩn y khoa.
Hiểu đúng và đủ về cụm từ nhẹ cân thấp còi ở trẻ chính là yêu cầu căn bản mà mẹ cần phải nắm. Chỉ có như vậy, mẹ mới áp dụng các phương pháp chăm sóc trẻ hiệu quả.
Nhẹ cân ở trẻ được hiểu là trẻ có chỉ số cân nặng dưới mức tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Bảng chỉ số cân nặng chiều cao theo nhóm tuổi của Bộ Y tế chính là tiêu chí quan trọng nhất giúp mẹ đánh giá tình trạng sức khỏe và thể chất của bé yêu. Khi có sự chênh lệch quá mức giữa cân nặng chuẩn và cân nặng của bé thì mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại của bé để kịp thời điều chỉnh.
Thấp còi là hệ quả của nhẹ cân mang lại. Chính vì thế, trẻ bị nhẹ cân nếu không được chăm sóc kịp thời sẽ để lại rất nhiều hệ lụy nguy hại về sau. Bạn có thể thấy, hầu như những đứa trẻ nhẹ cân đều có sự phát triển chiều cao rất khiêm tốn, hay người ta còn gọi trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng tới sự phát triển trí não.
> XEM THÊM:
- Suy dinh dưỡng hậu quả khôn lường – Cha mẹ đừng chủ quan
- Mẹ băn khoăn: Trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân?
- Cha mẹ có biết: Suy dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ?
Đa số các bà mẹ đều bỏ qua khâu tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng nhẹ cân thấp còi ở trẻ, mà chỉ chăm chăm vào việc cố gắng cho trẻ ăn thật nhiều để tăng cân. Đây cũng chính là cách chăm sóc hoàn toàn sai khoa học của mẹ, một trong những lý do khiến trẻ suy dinh dưỡng mãi không cải thiện được. Thay vì cố gắng đi tìm tất cả các phương pháp chăm sóc, mẹ hãy quan tâm tới nguyên nhân khiến trẻ nhẹ cân thấp còi và áp dụng các phương pháp chăm sóc phù hợp.
Trẻ thường bị nhẹ cân thấp còi do các nguyên nhân:
- Trẻ bị biếng ăn sinh lý lâu ngày.
- Trẻ mắc các bệnh lý mạn tình trước đó như: hen phế quản, viêm dạ loét dạ dày, tim bẩm sinh...
- Dinh dưỡng cung cấp không đủ.
- Môi trường sống không thoải mái, ô nhiễm.
- Sức khỏe mẹ không tốt trong thời kỳ mang thai và cho con bú như: trẻ bị sinh non, song thai, mẹ bị căng thẳng stress khi mang thai những tháng đầu...
- Lối sống không lành mạnh như: trẻ ít tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí bên ngoài...
- Bố mẹ không quan tâm chăm sóc trẻ.
Đối với từng nguyên nhân sẽ có những phương pháp chăm sóc hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế, mẹ nên quan tâm và cố gắng hiểu trẻ đang cần gì.
Khi có con nhẹ cân, thấp còi, bố mẹ thường rất áp lực trong từng bữa ăn của trẻ, đặc biệt là khi nghe những lời nhận xét từ ông bà, họ hàng... Vậy phải chăm con như thế nào mới hiệu quả?
Dinh dưỡng là thứ tất yếu mà tất cả các đứa trẻ đều cần trong quá trình phát triển, thiếu nó chẳng đứa trẻ nào có thể khỏe mạnh. Chính vì thế, mẹ nên tăng cường bổ sung dưỡng chất cần thiết nhất cho trẻ. Trong đó nên quan tâm tới thành phần vi dưỡng chất, đây là nhóm có tỷ lệ hấp thu ở trẻ rất ít như kẽm, đồng, mangan, selen... Nên ngoài việc cung cấp qua thực phẩm hằng ngày, mẹ nên bổ sung thêm các TPBVSK có chứa các nhóm vi dưỡng chất cho trẻ.
Những đứa trẻ lớn lên trong tình thương của bố mẹ luôn luôn có sự phát triển tốt hơn về mặt thể chất lẫn tinh thần so với những đứa trẻ khác. Khi bố mẹ quá chú tâm vào công việc, vô tình thờ với trẻ sẽ dẫn tới tình trạng chán ăn, buồn bã ở trẻ. Chính vì thế, bố mẹ nên sắp xếp thời gian sao cho có thể cân bằng giữa công việc và gia đình.
Nên thường xuyên đứa trẻ ra ngoài và tham gia các hoạt động vui chơi. Điều đó giúp kích thích sự phát triển trí não, tạo cảm giác vui vẻ cho trẻ.
Thay vì cho trẻ dùng smartphone quá sớm thì hãy cho trẻ tham gia các môn thể thao như bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông...Thực tế cho thấy, trẻ càng tích cực vận động, hệ thống xương khớp, thần kinh sẽ phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, việc tiêu hao năng lượng một cách có ích giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngon hơn.
Khi trẻ mắc các bệnh lý mạn tính, nó sẽ ảnh hưởng lên hầu hết tất cả các quá trình phát triển của trẻ mà không riêng gì cân nặng. Chính vì thế, mẹ nên theo dõi các triệu chứng và đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra mẹ vẫn có thể áp dụng các cách chăm sóc nên nếu trẻ đã được điều trị ổn định. Và đặc biệt, mẹ nên nghe theo lời chỉ dẫn của bác sĩ.
Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Scumin, mẹ vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website:http://vhnbio.vn/ Fanpage:Dinh dưỡng thông minh VHN Bio.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé