vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Trẻ thiếu máu nên bổ sung sắt loại nào?

25/02/2023   1436 lượt xem

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Thiếu sắt là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu máu ở trẻ. Thường gặp ở trẻ em trong giai đoạn ăn dặm hoặc đối với trẻ sinh non, trẻ không được uống sữa mẹ hoàn toàn. Trẻ thiếu máu nên bổ sung loại sắt loại nào? Bố mẹ cùng đi tìm lời giải từ chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio qua bài viết dưới đây.

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ còi thấp, chậm phát triển. Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất lẫn tinh thần của trẻ sau này, đặc biệt có thể gây ra các rối loạn về tâm thần và vận động. Do vậy, việc phát hiện những dấu hiệu thiếu máu là cần thiết và kịp thời.

1. Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ thiếu máu

Để xác định trẻ thiếu máu hay không, bố mẹ có thể cho trẻ đến các cơ sở y tế để xét nghiệm máu và được các chuyên gia y tế chẩn đoán, hoặc có thể dựa vào những dấu hiệu thường thấy như:

- Trẻ yếu ớt, uể oải, vận động kém linh hoạt

Do số lượng tế bào hồng cầu cung cấp oxy thấp nên các bộ phận trên cơ thể trẻ thiếu máu không thể hoạt động như những gì vốn có. Kết quả là trẻ luôn ở trong trạng thái mệt mỏi và yếu ớt. Nhiều trẻ kém vận động, ít linh hoạt, lừ đừ.

Với trẻ đang ở độ tuổi đi học, thiếu máu còn có thể làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ khiến kết quả học tập giảm sút.

- Da trẻ xanh xao

Trẻ thiếu máu thường có lượng hồng cầu ít, dẫn đến màu da nhợt nhạt hơn bình thường. Da xanh xao là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh thiếu máu, không chỉ ở trẻ em mà còn gặp cả ở người lớn. Tuy nhiên, lưu ý là triệu chứng này xuất hiện từ từ, nhìn quen thì khó phát hiện. Nếu so sánh với các trẻ cùng trang lứa khỏe mạnh thì cha mẹ sẽ thấy con mình da xanh hơn, cử động chậm chạp hơn, trông có vẻ yếu ớt.

- Trẻ lười ăn, biếng ăn kéo dài

Khi thiếu máu, trẻ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, không còn hứng thú với những hoạt động bình thường, kể cả ăn uống. Khi trẻ có biểu hiện lười ăn, kém ăn, cha mẹ hay chủ quan, không nghĩ trẻ bị thiếu máu, mà cho rằng trẻ mọc răng, do bước vào thời kỳ khủng hoảng sinh lý hoặc trẻ đang ốm bệnh. Trong khi đó, trẻ lười ăn và ăn không ngon miệng chính là triệu chứng đầu tiên của việc thiếu hụt sắt, vitamin, thiếu máu…

- Trẻ kém hấp thu, không tăng cân, sụt cân

Do tình trạng chán ăn, lười ăn, kém vận động dẫn đến trẻ ngừng tăng cân hoặc sút cân, không đạt mức cân nặng tiêu chuẩn.

Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ, mỗi nhóm nguyên nhân sẽ có biểu hiện đặc trưng riêng. Do đó, khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thấy con có một trong các biểu hiện mệt mỏi, da xanh, lười ăn, sụt cân… cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và tìm nguyên nhân thiếu máu, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

2. Thiếu máu gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe trẻ nhỏ?

Tuỳ vào mức độ thiếu máu mà cơ thể trẻ sẽ gặp phải những ảnh hưởng ít hay nhiều như:

2.1. Ảnh hưởng đến thể trạng

Tình trạng thiếu máu sẽ làm hạn chế quá trình vận chuyển oxy và các dưỡng chất đến các bộ phận khác trong cơ thể. Đây là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan. Điều này sẽ khiến cho cơ thể trẻ bị mệt mỏi, đuối sức và thiếu năng lượng. 

Bên cạnh đó, thiếu máu còn là nguyên nhân gây ra sụt cân ở trẻ và làm hạn chế sự phát triển về mặt thể chất. Đặc biệt, tình trạng này còn làm suy giảm sức đề kháng, làm cho trẻ rất dễ mắc phải những căn bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm phổi hoặc tiêu chảy,…

2.2. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Tình trạng thiếu máu sẽ khiến cho não bộ không nhận được lượng oxy cần thiết. Điều này sẽ gây ra những tác động không tốt đến hệ thần kinh của trẻ với các triệu chứng như:

- Đau đầu thường xuyên.

- Bị ù tai, chóng mặt.

- Trẻ rất khó tập trung, mau quên và dễ ngủ gật.

- Trí nhớ và khả năng tư duy, nhận thức của trẻ bị suy giảm.

2.3. Ảnh hưởng đến hệ tim mạch

Khi bị thiếu máu, tim phải hoạt động co bóp nhiều hơn so với bình thường để có thể đưa máu đi khắp cơ thể. Bên cạnh đó, còn khiến cho tế bào cơ tim không đủ lượng máu cần thiết để duy trì được sự phát triển. Chính những điều này đã gây ra nhiều tác động xấu đến hệ tim mạch. Thậm chí, nếu để lâu còn khiến cho trẻ bị suy tim, rối loạn nhịp tim,… 

2.4. Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Tình trạng thiếu máu có thể làm cho cơ thể trẻ bị thiếu oxy. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến hệ hô hấp. Trẻ sẽ rất dễ bị khó thở, thở nhanh hoặc thở gắng sức,…

3. Trẻ em thiếu máu nên bổ sung sắt loại nào?

Khi chẩn đoán trẻ thiếu máu do thiếu sắt, việc bổ sung sắt cho trẻ là vô cùng cần thiết. Trên thị trường ngày nay có nhiều loại thuốc hay thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ, nhưng không phải loại nào cũng hấp thu tốt, an toàn cho trẻ nhỏ.

Các loại sắt thường thấy trên thị trường như sắt vô cơ (Sắt II Sulfate), sắt hữu cơ tổng hợp (Sắt II Gluconate, Sắt II Fumarate, Sắt III Polymaltose, Sắt II Amin…) và sắt hữu cơ sinh học (Sắt từ tinh chất mầm đậu đen Smarty). Cơ thể trẻ nhỏ thường non nớt, nhạy cảm… nên việc lựa chọn các loại sắt hấp thu cao, an toàn, lành tính, không để lại tác dụng phụ như nóng trong, táo bón… được các chuyên gia ưu tiên hàng đầu.

Sắt hữu cơ sinh học có khả năng hấp thu lên đến 90-95%, sinh khả dụng cao, trong khi sắt hữu cơ tổng hợp khả năng hấp thu tối đa là 25%, dù được tối ưu hóa công thức nhưng sinh khả dụng thường thấp, còn sắt vô cơ khả năng hấp thu chỉ đạt 15% thường gây ra hiện tượng nóng trong táo bón ở trẻ.

Vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích các bố mẹ bổ sung sắt hữu cơ sinh học Smarty cho trẻ thiếu máu do thiếu sắt. Smarty ngoài cung cấp vi khoáng sắt dễ hấp thu, còn cung cấp các vitamin nhóm B tổng hợp như axit folic, vitamin B12… cùng vitamin C là những vitamin quan trọng kết hợp cùng sắt cấu thành hồng cầu để cung cấp đủ máu nuôi dưỡng cơ thể trẻ.

4. Bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu bao nhiêu là đủ?

Các chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio gợi ý lượng sắt cần bổ sung với trẻ thiếu máu qua từng giai đoạn như sau:

- Với trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh, lượng sắt trẻ tích lũy được từ mẹ trong thời kỳ mang thai đủ cho nhu cầu của trẻ trong 4 tháng đầu sau sinh. Vì vậy, trẻ không cần phải bổ sung sắt cho trẻ. Cho trẻ bú sữa mẹ trong giai đoạn này rất quan trọng, vì sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu.

- Đối với trẻ sinh non cần được bổ sung sắt thêm 2mg/kg mỗi ngày, tối đa 15 mg/ngày, bắt đầu từ 2 tuần tuổi, thời gian kéo dài từ 12-18 tháng tùy vào đánh giá lâm sàng. Lượng sắt này được cung cấp qua sữa công thức nhiều hơn trong sữa mẹ. Nếu trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, có thể cho trẻ bổ sung sắt dạng lỏng, siro đồng thời cho trẻ ăn dặm bắt đầu từ tháng thứ 6.

- Khi trẻ khoảng 4 tháng tuổi, lượng sắt trong sữa mẹ đã bắt đầu giảm, cho đến 6 tháng tuổi trẻ bắt đầu ăn dặm, nhu cầu sắt cũng sẽ tăng vọt. Bố mẹ có thể cung cấp vi khoáng sắt cho con từ các thực phẩm giàu sắt. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể bổ sung sắt từ các thực phẩm bổ sung mỗi ngày tùy theo đánh giá của bác sĩ, đặc biệt đối với trẻ chưa thể ăn thức ăn đặc.

- Trẻ từ 1 tuổi trở lên nên cho trẻ ăn chế độ giàu sắt kèm cho trẻ uống sữa bò vừa đủ vì sữa bò không phải là thực phẩm giàu sắt cho trẻ.

5. Lưu ý khi bổ sung sắt cho bé bằng thực phẩm bổ sung hay thuốc

- Chỉ nên được bổ sung sắt cho bé bằng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Dạng sắt hữu cơ sinh học thường phù hợp cho đối tượng trẻ nhỏ hơn những dạng sắt thông thường khác.

- Sắt được hấp thu tối đa khi bụng đói. Vì vậy, nên uống thuốc sắt vào thời điểm trước bữa ăn 1 giờ, hoặc sau bữa ăn 2 giờ. Nếu có thể, bạn nên cho bé dùng chung với Vitamin C hoặc những thực phẩm giàu Vitamin C để tăng hấp thu và bổ sung sắt.

- Trong trường hợp, trẻ bị kích ứng dạ dày do uống sắt khi đói (đau bụng, buồn nôn, nôn mửa...), có thể sử dụng thuốc trong hoặc sau bữa ăn, hoặc khởi đầu bằng liều thấp, sau đó tăng dần đến liều điều trị.

- Một số thức ăn, có thể tương tác làm giảm sự hấp thu sắt như: sữa, trà, café, coca và các loại nước có ga... Vì vậy, nên hạn chế sử dụng những thực phẩm này 1 đến 2 giờ sau khi bổ sung sắt cho bé.

- Khi cho trẻ bổ sung sắt từ thực phẩm bổ sung hay thuốc sắt có thể làm trẻ đi ngoài phân đen. Tuy nhiên, tác dụng này không gây hại. Một số tác dụng không mong muốn nghiêm trọng hơn như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn...

- Nếu trong nhà bạn sẵn thuốc sắt, phải để xa tầm tay của trẻ, vì  bổ sung sắt quá liều là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thuốc hàng đầu. Biểu hiện cấp tính của ngộ độc sắt thường là nôn mửa, đau quặn bụng, tiêu chảy, có máu trong phân.... Các triệu chứng trễ hơn gồm môi, móng tay và lòng bàn tay ngả màu xanh, lơ mơ, nhợt nhạt, co giật, thở nhanh và nôn. Nếu không may xảy ra trường hợp này, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Bất kể dấu hiệu nào dù nhỏ nhất, hãy liên hệ ngay với đôi ngũ chuyên gia để được tư vấn hướng xử trí miễn phí nhé!

6. SMARTY - Giải pháp bổ sung sắt an toàn, hiệu quả cho bé

SMARTY sở hữu những ưu điểm vượt trội, được các chuyên gia đánh giá cao, được hàng vạn bà mẹ Việt tin dùng:

- SMARTY được nghiên cứu và tạo ra nhờ ứng dụng Công nghệ sinh học Bio Organic hiện đại theo quy trình sản xuất của Hoa Kỳ, tạo ra nguồn nguyên liệu hữu cơ sinh học đạt chuẩn, hàm lượng dưỡng chất gấp hơn 1.000 lần so với tự nhiên.

- Vi khoáng sinh học (Sắt Bio Organic, Đồng Bio Organic) hấp thu lên đến 90%, gấp 3,33 lần so với khoáng hữu cơ tổng hợp (hóa học). Không gây nóng trong, không gây táo bón.

- Tổ hợp vitamin nhóm B, vitamin C được nhập khẩu từ DSM Nutritional Products Malaysia theo tiêu chuẩn châu Âu.

- Sản phẩm có thành phần 100% tự nhiên an toàn lành tính, không để lại tồn dư, tự đào thải hết lượng dư thừa sau 10 tiếng.

- Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ đồng hành 1-1 trong suốt quá trình sử dụng.

- Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm định đạt 100% điểm chất lượng và độ hiệu quả, được cấp phép lưu hành trên toàn quốc.

- Sản xuất tại nhà máy dược phẩm công nghệ cao với tiêu chuẩn WHO - GMP.

7. SMARTY có thực sự an toàn với trẻ nhỏ?

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi cho trẻ sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, bố mẹ thường rất thận trọng xem xét về thành phần và nguồn gốc thành phần, cũng như khả năng hấp thu, tính an toàn của sản phẩm. Hiểu được tâm lý của các bố mẹ Việt, các nhà khoa học của Viện Dinh dưỡng VHN Bio đã dày công nghiên cứu, và lần đầu tiên ứng dụng thành công Công nghệ sinh học Bio Organic để cho ra đời nguồn nguyên liệu hữu cơ sinh học đạt chuẩn, hàm lượng dưỡng chất gấp hơn 1.000 lần so với tự nhiên. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu tổ hợp vitamin nhóm B, vitamin C được nhập khẩu từ Thụy Sỹ, tiêu chuẩn châu Âu cũng giúp tăng chất lượng cho Smarty. Đây chính là những nguyên liệu gốc tạo nên Smarty.

Với thành phần 100% tự nhiên, Smarty tuyệt đối an toàn, lành tính với trẻ nhỏ, hơn nữa khả năng hấp thu lên đến 95%, không để lại tồn dư trong cơ thể, điều này giúp Smarty có khả năng hỗ trợ tăng cường tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng, giúp ăn uống ngon miệng, giúp phát triển cơ thể khỏe mạnh.

Smarty đã được Bộ Y Tế kiểm định đạt 100% điểm chất lượng và độ hiệu quả, được cấp phép lưu hành trên toàn quốc.

Công bố sản phẩm của Smarty được Bộ Y tế cấp phép

Bài viết trên đây đã giúp bố mẹ hiểu hơn về tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ và có những giải pháp tốt nhất trong việc bổ sung sắt cho trẻ nhỏ. Nếu em bé nhà bố mẹ đang có dấu hiệu thiếu máu hoặc cần tư vấn giải pháp dự phòng thiếu máu cho con, vui lòng liên hệ các chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio qua Hotline 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé