vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

3 cách trị viêm phế quản tại nhà dễ dàng áp dụng

11/11/2020   1408 lượt xem

Khi thời tiết thay đổi, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu dễ bị các tác nhân virus, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh viêm phế quản. Những triệu chứng ho, sổ mũi, sốt, khó thở… khiến trẻ mệt mỏi, không thiết đến việc ăn uống. Hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 3 cách trị viêm phế quản tại nhà qua bài viết dưới đây.

 

Tuy là bệnh lý không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời, viêm phế quản ở trẻ có thể biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong. Ba mẹ cần sớm cải thiện cho con bằng các cách trị viêm phế quản tại nhà hiệu quả.

1. Tại sao viêm phế quản thường gặp ở trẻ?

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, hệ hô hấp còn chưa hoàn thiện. Vì vậy, những tác nhân như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng tồn tại xung quanh môi trường dễ dàng xâm nhập và gây bệnh ở trẻ. Đặc biệt là ở một số trẻ có các yếu tố nguy cơ như:

- Trẻ sinh non, thiếu cân, suy dinh dưỡng: Trẻ có hệ miễn dịch kém thường dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây bệnh từ môi trường, trong đó có viêm phế quản.

- Trẻ dị ứng phấn hoa, bụi nhà, lông súc vật: Trẻ em có cơ địa dị ứng thường có sự tăng tính phản ứng của phế quản, đặc biệt là khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên. Vì vậy, trẻ dị ứng thường có nguy cơ viêm phế quản cao hơn những đứa trẻ khác.

- Trẻ thường xuyên tiếp xúc khói thuốc lá: Theo nghiên cứu, khói thuốc lá chứa hơn 4000 chất độc hại. Dù là hít phải khói thuốc chủ động hay bị động, mức độ nguy hại cũng như nhau. Khói thuốc gây viêm các tế bào lông chuyển ở đường hô hấp. Đặc biệt ở trẻ em, thường xuyên hít phải khói thuốc làm tăng nguy cơ viêm phế quản.

Trẻ sống trong môi trường ẩm thấp, nấm mốc: ẩm thấp khiến nấm mốc phát triển, gây bệnh viêm phế quản ở trẻ.

> XEM THÊM:

- Phân biệt viêm phế quản cấp và mãn tính để có cách phòng bệnh hiệu quả

- Những điều cần biết về viêm tiểu phế quản

- Bé viêm phế quản uống thuốc gì an toàn, hiệu quả nhanh chóng?

Tham gia Group Zalo để nhận thêm tài liệu về chăm sóc bé và kết nối trực tiếp với chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio

2. Trị viêm phế quản tại nhà cho trẻ

2.1. Dinh dưỡng cho trẻ viêm phế quản

Bên cạnh các phương pháp điều trị viêm phế quản, bố mẹ cần chú trong đến chế độ ăn hằng ngày nhằm nâng cao sức đề kháng của trẻ. Có thể nói, dinh dưỡng cũng là một trong những “bài thuốc” hữu hiệu nhất cho tất cả các bệnh.

- Cho trẻ ăn các thực phẩm dinh dưỡng dễ tiêu hóa như sữa, trứng gà, đậu phụ, sữa chua.

- Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi nhằm cung cấp đủ khoáng chất, vitamin.

- Thức ăn chế biến dạng lỏng, mềm, dễ nuốt như canh, cháo, súp.

- Chia thành các bữa ăn nhỏ để trẻ ăn đủ lượng thức ăn, tránh việc trẻ mệt mỏi, chán ăn, nôn trớ.

- Không cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm, thức uống có gas.

- Không sử dụng các loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, thức ăn ngọt, có hàm lượng đường cao.

- Không chế biến thức ăn nhiều muối gây tích trữ nước trong cơ thể trẻ, làm tăng tạo nhầy phế quản.

2.2. Các thảo mộc tự nhiên trị viêm phế quản tại nhà cho trẻ

Một số loại thảo dược tự nhiên, dễ tìm và có sẵn trong nhà bếp mà mẹ có thể áp dụng cho trẻ nhằm chữa viêm đường hô hấp tại nhà cho trẻ như:

- Tỏi: Tỏi có tính kháng khuẩn, kháng viêm, chứa allicin – kháng sinh diệt khuẩn, ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm phế quản hiệu quả. Mẹ có thể dùng một vài tép tỏi giã nát rồi hòa cùng nước ấm cho trẻ súc miệng mỗi buổi sáng. Hoặc chế biến cùng các món ăn hằng ngày.

- Cam nướng: Cam chứa hàm lượng vitamin  cao và các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường miễn dịch, điều trị ho do viêm phế quản. Tinh dầu trong vỏ cam làm giãn cơ hô hấp, cải thiện tình trạng khó thở. Mẹ có thể để cam vào lò vi sóng, nướng khoảng 10 phút rồi cho trẻ ăn ngay.

- Trà gừng: Đây là thức uống tốt cho trẻ khi viêm phế quản. Gừng có vị cay, ấm giúp giảm viêm, giảm ho, tăng miễn dịch. Sử dụng vài lát gừng đập dập cho vào ly nước nóng, để nguội rồi sử dụng.

- Mật ong: Mật ong từ lâu đã được biết đến là “thần dược” dân gian trong các bệnh lý đường hô hấp. Mật ong chống viêm, kháng khuẩn, làm sạch đường hô hấp, ngăn chặn tổn thương ở phổi, phế quản. Mẹ có thể cho trẻ uống nước ấm hòa cùng mật ong mỗi ngày, hoặc chế biến thành các món như trứng hấp mật ong, mật ong chanh,…

- Nước muối: súc miệng nước muối loãng đều đặn mỗi ngày giúp trẻ làm sạch khoang miệng và đường họng. Đây là cách hữu hiệu loại bỏ đờm nhầy bít tắc trong phế quản.

2.3. Phyto-roxim®- Giải pháp cho mẹ trị viêm phế quản tại nhà cho trẻ

Nếu trẻ thường xuyên viêm phế quản, các bậc phụ huynh có thể lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, có chứa các loại thảo dược, được ví như kháng sinh thực vật. VHN Bio xin giới thiệu đến mẹ dòng sản phẩm Phyto-roxim® với sức mạnh được tạo nên từ sự kết tinh của các tinh chất quý như: 

- EX-CUMIN® là Curcumin siêu hấp thu, có tác dụng kháng viêm, kháng vi khuẩn, nấm, kháng vi rút hiệu quả cao. 

- Kẽm Bio-organic: Kẽm bio-organic giúp hệ miễn dịch tăng cường khả năng bắt giữ vi khuẩn Gram (-) và Gram (+) tại niêm mạc mũi, miệng, họng như S. aureus (Tụ cầu vàng,) S. pneumoniae (Phế cầu khuẩn), P. aeruginosa (Trực khuẩn mủ xanh), S. pyogenes (Liên cầu khuẩn). 

- Selen Bio-organic: Selen bio-organic diệt virus. 

- Vitamin C: chống nhiễm khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch 

- Gừng: giữ ấm, giúp xoang thông suốt, long đờm,

Các thành phần 100% tự nhiên này được kết hợp với nhau theo một tỷ lệ đặc biệt có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây viêm đường hô hấp, kháng viêm hô hấp, giúp làm ấm cơ thể, bảo vệ hệ hô hấp, điều trị viêm đường hô hấp trên, cúm, cảm lạnh dẫn đến ho, sổ mũi, ho lâu ngày,... Sản phẩm Phyto-roxim® rất thân thiện, lành tính với cơ thể của trẻ, không có tác dụng phụ, không tạo hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc.

3. Khi nào trẻ cần đi bác sĩ?

Trị viêm phế quản tại nhà chỉ có tác dụng và nên áp dụng khi trẻ viêm phế quản mức độ nhẹ. Nếu trẻ có các dấu hiệu nặng hơn, bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để điều trị nội trú và được theo dõi điều trị tốt nhất:

- Trẻ sốt cao, không hạ nhiệt.

- Trẻ bú kém, bỏ ăn.

- Thở nhanh, rút lõm lồng ngực hay có những cơn ngừng thở ở trẻ sơ sinh.

- Trẻ ngủ li bì, tím tái.

- Khó thở, cánh mũi phập phồng, đầu gật gù theo nhịp thở.

- Trẻ ho nhiều, ho khan, ho liên tục, hay xuất tiết nhiều đờm, nước mũi nhiều, đặc, vàng.

Viêm phế quản ở trẻ là bệnh lý phổ biến, nhưng có nguy hiểm hay không là tùy thuộc vào sự hiểu biết và xử trí của các bậc phụ huynh. Chủ động phòng ngừa và điều trị các triệu chứng viêm phế quản giúp con luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. Hy vọng bài viết cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin bổ ích nhất. 

Mọi vấn đề cần giải đáp, xin hãy kết nối với các dược sĩ tư vấn của VHN Bio thông qua Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.  

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé