vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Bé hay ốm vặt - Tăng đề kháng chính là giải pháp!

26/09/2019   6359 lượt xem

Bé nhà bạn thường xuyên gặp phải các bệnh về đường hô hấp, bệnh cảm cúm... Hầu như tháng nào bé cũng ốm vài lần sau đi nhà trẻ? Bé thường xuyên sử dụng thuốc, gây loạn khuẩn đường ruột? Người trẻ xanh xao, ốm yếu, trẻ biếng ăn chậm tăng cân, không chịu ăn?

Tình trạng bé biếng ăn, hay ốm vặt luôn là nỗi âu lo của rất nhiều cha mẹ hiện nay. Vậy trẻ hay ốm vặt phải làm sao? Mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng này? Bố mẹ hãy cùng chuyên gia dinh dưỡng Viện VHN Bio tìm hiểu nguyên nhân và chìa khóa khắc phục tình trạng này nhé!

1. Trẻ hay ốm vặt vì sao ?

Khi mới sinh ra hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, có sự nhạy cảm cao với sự tác động bên ngoài và sức chịu đựng kém. Sau khi sinh, trẻ nhận được một lượng kháng thể miễn dịch từ mẹ qua sữa. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, hệ miễn dịch của trẻ mới dần được hoàn thiện dần. 

Hàng ngày bé tiếp xúc với môi trường có nhiều tác nhân gây bệnh, với một hệ thống bảo vệ cơ thể chưa kịp hoàn chỉnh để đối phó, bé phải đối mặt với nguy cơ rất lớn về các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn như bệnh về hô hấp, rối loạn tiêu hóa, viêm amidan,...

Ngoài ra hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ, nhất là trong giai đoạn đầu đời thường non yếu, cơ thể thiếu men nên không tiêu hóa được đường lactose hoặc khó tiêu hóa đạm trong sữa công thức, đặc biệt những trẻ biếng ăn và có chế độ ăn chưa phù hợp khiến cho trẻ gặp các triệu chứng tiêu hoá như đau bụng, nôn trớ, đầy hơi, táo bón.

1.1. Vòng luẩn quẩn của kháng sinh

Càng ngày, việc lạm dụng kháng sinh trong chữa bệnh càng trở thành một vấn đề lớn. Không chỉ cho người lớn, nhiều kháng sinh cũng được các bác sĩ mạnh tay kê cho đối tượng trẻ em. 

Không ai phủ nhận được vai trò của kháng sinh trong việc chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn, nhưng mặt trái của nó là tác động tiêu diệt luôn hệ vi khuẩn chính có ích trong ruột, dẫn đến loạn khuẩn ruột sau khi điều trị lâu dài bằng kháng sinh!

Trong khi đó, 70% các tế bào miễn dịch được sinh ra tại các hạch bạch huyết trong thành ruột. Mất đi hệ vi khuẩn có ích, khả năng kích thích miễn dịch của cơ thể giảm đi rõ rệt. Hệ miễn dịch suy yếu đi, cũng có nghĩa là các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn … dễ dàng tấn công và gây ra nhiều căn bệnh khác nhau. Và mỗi khi trẻ ốm, đơn giản như nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho, viêm họng, nóng sốt … thì một trong những phương pháp chữa trị đầu tiên chúng ta nghĩ đến chính là kháng sinh!

1.2. Trẻ hay ốm vặt do thiếu vi chất dinh dưỡng

Việc ăn uống nhằm cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết mỗi ngày, phục vụ sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ chuẩn bị bữa ăn cho con chủ yếu theo cảm quan mà chưa chú ý tới sự cân bằng về dinh dưỡng. 

Các vitamin vốn có trong thực phẩm sẽ bị mất đi hay giảm trầm trọng trong một bữa ăn đầy đủ như chất lượng thực phẩm không đảm bảo (rau bị héo, trái cây không còn tươi nên mất nhiều vitamin C), hoặc bảo quản, chế biến thực phẩm không tốt (thức ăn nấu quá kỹ, vitamin C không còn…). 

1.3. Vệ sinh chưa đúng cách

Bàn tay của trẻ rất dễ bị nhiễm bẩn vì các bé rất thích chơi đùa lại hay có thói quen ngậm tay vào miệng. Bàn tay không sạch sẽ là nguy cơ của các mầm bệnh. Nếu phụ huynh không chú ý giúp trẻ luôn giữ sạch đôi tay thì khả năng trẻ thường xuyên bị mắc các bệnh như viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm, bệnh tay chân miệng, bệnh tiêu chảy cấp do virus... là điều khó tránh. 

1.4. Bao bọc trẻ quá mức

Nhiều cha mẹ lại sạch sẽ quá mức, nuôi con gần như vô trùng, khiến cho trẻ không có cơ hội tiếp xúc giới bên ngoài. Không được tắm nắng, hít thở không khí ngoài trời, không được đùa nghịch, vận động... Nhốt bé trong nhà, tránh nắng, gió, quá lạm dụng điều hòa cũng khiến cho bé mất đi khả năng thích ứng và khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể dẫn đến bé hay bị ốm vặt.

Tặng bố mẹ bộ Video Khóa học dinh dưỡng - Làm cha như chuyên gia

> XEM THÊM:

Tăng sức đề kháng ở trẻ - những điều cần nắm rõ

Làm sao để tăng cường hệ miễn dịch, CHỐNG LẠI mọi bệnh tật cho bé?

Chuyện ốm vặt ở trẻ, những điều bố mẹ cần biết!

Video Giải pháp tăng sức đề kháng thuận tự nhiên cho trẻ

2. Mẹ cần làm gì tăng cường sức đề kháng cho trẻ?

2.1. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ ít ốm vặt hơn

Dinh dưỡng đầy đủ, khoa học là chìa khóa vàng để trẻ phát triển một cách toàn diện và có khả năng đẩy lùi nhiều tác nhân gây bệnh, từ đó trẻ sẽ không còn hay bị ốm vặt nữa. Vì thế, mẹ cần hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, theo dõi sự phát triển của trẻ phù hợp với bảng cân nặng chiều cao của trẻ theo từng độ tuổi. Đặc biệt khi trẻ ốm không chịu ăn gì thì việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ càng trở lên cần thiết hơn nữa, có như vậy trẻ mới sớm bình phục hoàn toàn.

Đảm bảo cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời và duy trì cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi, hãy nhớ "sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ". Ngoài ra, hãy nhớ khẩu hiệu “Tam đủ”: ăn đủ, uống đủ và ngủ đủ!

Trong thực đơn hàng ngày, cần cho trẻ ăn nhiều rau và hoa quả chứa nhiều vitamin nhóm B, C (cam, xoài, ổi…). 

2.2. Luyện tập thể lực cho bé

Cho bé luyện tập thể lực, vận động cơ thể để phát triển khối cơ và dẻo dai xương khớp. Mẹ không nên để trẻ ngồi một chỗ, nằm lì trong võng hoặc bế ẵm suốt ngày. Với trẻ nhỏ, hàng ngày, lúc sáng sớm vừa có ánh nắng mặt trời và buổi xế chiều, nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mỗi ngày khoảng 15 phút để hỗ trợ trẻ hấp thu vitamin D, hạn chế còi xương.

Ngay cả với trẻ nhỏ, các mẹ cũng nên nắn chân nắn tay nhẹ nhàng cho bé mỗi ngày, nhằm giúp bé đỡ mỏi cơ và cũng là một dạng vận động nhẹ nhàng cho bé.

2.3. Sử dụng các sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ

Một hệ miễn dịch tốt sẽ bảo vệ trẻ trước hàng loạt những tác nhân gây bệnh, từ đó trẻ sẽ ít bị ốm vặt hơn. Vì thế, bạn hãy chăm sóc cho giấc ngủ và dinh dưỡng cho trẻ, khuyến khích trẻ vận động,...và sử dụng các sản phẩm chức năng tăng sức đề kháng cho trẻ để giúp trẻ luôn khỏe mạnh nhé. Các sản phẩm hữu cơ có nguồn gốc “xanh” khuyến khích dùng cho trẻ thiếu hụt một số yếu tố miễn dịch. Việc mua và sử dụng cũng cần được sự tư vấn của chuyên gia y tế chứ bố mẹ không nên tự ý mua cho con uống khiến trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn.

Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp cho quá trình hấp thu, chuyển đổi chất dinh dưỡng ở trẻ được tốt hơn, bé ăn ngon, tiêu hóa tốt, tăng sức đề kháng, ít ốm vặt. Được nhìn thấy con yêu khỏe mạnh, hạnh phúc luôn là niềm vui của hầu hết cha mẹ. Chúc cho các bé yêu luôn khỏe mạnh nhé!

Để giúp các bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong việc chăm sóc con cái, đặc biệt giúp cho các bạn nhỏ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và phát triển toàn diện, VHN Bio xin giới thiệu với cha mẹ sản phẩm Scumin - công thức nâng cấp giúp bổ sung các vi chất thiết yếu và các dưỡng chất quý giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu. Scumin là dòng sản phẩm ưu việt với trẻ nhỏ, khác biệt so với các dòng sản phẩm cùng công năng khác trên thị trường:

- Nguồn khoáng vi lượng sinh học hữu cơ có nguồn gốc 100% thực vật.

- Khả năng hấp thu cao, sinh khả dụng cao lên đến 95%.

- Không để lại dư thừa trong cơ thể, tự đào thải trong 10h đồng hồ.

- An toàn lành tính, không gây ra tác dụng phụ.

- Hỗ trợ và phục hồi sức khỏe thuận tự nhiên.

- Cải thiện về mùi vị giúp trẻ hứng thú hơn với việc sử dụng sản phẩm.

Xem thêm : Trẻ biếng ăn nên làm gì


Để được hướng dẫn sử dụng Scumin đúng tình trạng với liều lượng và liệu trình phù hợp, các mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 / Zalo: 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé