vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Tăng sức đề kháng ở trẻ – những điều cần nắm rõ

15/04/2021   1660 lượt xem

Bố mẹ có biết, hệ miễn dịch con yêu khi mới chào đời vô cùng yếu ớt, chưa đủ khả năng bảo vệ nên bé rất dễ bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Hệ miễn dịch sẽ dần trở nên hoàn thiện hơn trong quá trình phát triển trong 2 năm đầu đời của trẻ. Sự hoàn thiện của hệ miễn dịch sau năm bé 2 tuổi sẽ đi cùng trẻ cho đến khi trưởng thành, bởi vậy hệ miễn dịch càng tốt, con yêu càng khỏe mạnh và có cơ hội trải nghiệm nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống.

Vậy việc đầu tiên bố mẹ cần chú ý trong hành trình chăm sóc con nhỏ chính là phải giúp trẻ làm tăng sức đề kháng ngay từ nhỏ. Bố mẹ hãy cùng chuyên gia Viện Dinh Dưỡng VHN Bio tìm hiểu cách làm tăng sức đề kháng của bé yêu trong bài viết dưới đây.

1. Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng chính là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Có hai loại là sức đề kháng tự nhiên và sức đề kháng tổng hợp. Trong đó sức đề kháng tổng hợp hưởng lợi từ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tiêm phòng vắc-xin và tập thể dục thể thao đều đặn.

Đầu tiên cần ghi nhớ rằng chế độ dinh dưỡng cân bằng là tiền đề cho việc giữ cơ thể khỏe mạnh. Một bữa ăn cần phải ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng: chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Ngoài ra để nâng cao sức đề kháng thì chúng ta cần phải ăn nhiều hoa quả và rau xanh kèm với uống nhiều hơn 1,5 lít nước trong 1 ngày. 

> XEM THÊM:

Thực phẩm vàng giúp mẹ tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa hè

Có nên dùng thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ

Tăng đề kháng cho trẻ - Chìa khóa vàng bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật

2. Dấu hiệu nhận biết suy giảm sức đề kháng ở trẻ 

Suy nhược tinh thần

Những trẻ có miễn dịch kém thường luôn có cảm giác khó chịu, thiếu sức sống, rất dễ mệt. Do đó, nếu phát hiện tinh thần ủ rũ, suy nhược thì cần cảnh giác vì có khả năng đã bị giảm miễn dịch.

Dễ cảm lạnh

Trẻ có sức đề kháng kém sẽ không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus, do đó trẻ dễ bị ốm; điển hình cảm lạnh, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang.

Ngoài ra, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, vết thương chậm lành: Nếu vô tình bị đứt tay, chảy máu, những người có hệ miễn dịch yếu không chỉ cầm máu chậm hơn, mà còn rất dễ bị nhiễm trùng, bệnh thường xuyên tái phát.

Tiêu hóa kém

Trẻ có khả năng miễn dịch tốt thì chức năng tiêu hóa cũng tốt, sẽ không gặp vấn đề trong khi ăn uống. Tuy nhiên, với bé có khả năng miễn dịch kém không chỉ khiến quá trình tiêu hóa và hấp thu kém hơn bình thường, mà khi ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, hoặc khi chế biến không đúng cách rất dễ bị nôn ói, tiêu chảy, loạn khuẩn đường ruột.

3. Hậu quả của việc suy giảm sức đề kháng 

Sức đề kháng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe mọi người. Hầu hết các loại virus, vi khuẩn gây bệnh đều “lợi dụng” sức đề kháng cơ thể suy yếu tấn công và “ký gửi” bệnh tật, đặc biệt là trẻ nhỏ.

-  Trẻ hay ốm vặt, rất dễ lây bệnh khi đi nhà trẻ, đi học do sức đề kháng kém.

- Biếng ăn, chán ăn, bé hay khóc quấy, khó ngủ.

- Rối loạn tăng trưởng: Do không được bổ sung dưỡng chất thường xuyên, các bé luôn khó có thể phát triển về chiều cao và cân nặng lý tưởng so với bạn bè đồng trang lứa. Không đủ thể lực để học tập, vui chơi, tham gia những chương trình ngoại khóa là một thiệt thòi lớn với trẻ, ảnh hưởng lâu dài trở về sau.

- Chậm phát triển trí não: Các vi chất và vitamin cực kỳ cần thiết cho trẻ như Omega 3-6-9, chất béo, protein, kẽm, vitamin A, D,… Khi không được cung cấp thường xuyên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển não bộ của trẻ. Trẻ trở nên khó tập trung, khó học tập, thụ động và thu mình lại trong lớp học.

4. Gợi ý một số thực phẩm nâng cao sức đề kháng cho trẻ

4.1. Các trái cây thuộc họ cam quýt

Vitamin C chính là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng, bởi Vitamin C làm tăng sự sản xuất bạch cầu. Các trái cây chứa nhiều vitamin C bao gồm bưởi, những quả thuộc họ cam, quýt, chanh,... 

Do vitamin C không được dự trữ trong cơ thể nên việc bổ sung vitamin C phải đều đặn hàng ngày. Đối với người đau dạ dày có thể bổ sung vitamin C bằng một số loại như ổi, đu đủ, rau cải thìa, bắp cải, rau mầm,... Bổ sung vitamin tăng sức đề kháng cho bé bằng cách thêm trái cây vào khẩu phần ăn là vô cùng cần thiết.

4.2. Các loại hạt

Các loại hạt đem lại giá trị dinh dưỡng dồi dào, cung cấp các khoáng chất tác động lên quá trình cải thiện và hoàn thiện trí não và hệ thần kinh của trẻ như: Omega 3-6-9, protein, kẽm, magie, vitamin D, E,…

4.3. Bông cải xanh

Bông cải xanh chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, C, E và giàu hàm lượng chất C. Đây là loại rau tốt nhất cho sức khỏe nên bổ sung vào thực đơn các món ăn của cả gia đình. Chìa khóa để giữ các vitamin và khoáng chất trong bông cải xanh là thời gian đun nấu càng ngắn càng tốt, hoặc thậm chí là không cần đun nấu.

Xem thêm : Tăng cường hệ miễn dịch cho bé

 

4.4. Các thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất

Trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ, khó tránh khỏi việc một số vitamin và khoáng chất bị mất đi. Để có thể cung cấp đều đặn dưỡng chất cho bé, các mẹ nên tìm hiểu và bổ sung cho bé các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe và cải thiện vị giác giúp trẻ ăn ngon từ tự nhiên, có nguồn gốc từ thực vật như Scumin, Smarty...

Trên đây là một số kiến thức để giúp bố mẹ chăm sóc sức đề kháng của con tốt hơn, giảm tình trạng ốm vặt, ốm tái đi tái lại ở trẻ. Hi vọng sẽ giúp bố mẹ giảm bớt áp lực trong hành trình chăm sóc bé yêu.

Để được hỗ trợ tư vấn kỹ hơn về các tình trạng sức khỏe dinh dưỡng của con, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí. 

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé