vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Bé yêu nhà bạn đã sẵn sàng ăn dặm?

30/10/2019   1437 lượt xem

Các bé trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi đã chuyển sang giai đoạn ăn dặm vì trong giai đoạn từ 6 - 12 tháng, bé cần bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng

 

Các bé trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi đã chuyển sang giai đoạn ăn dặm vì trong giai đoạn từ 6 - 12 tháng, bé cần bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng để đáp ứng các nhu cầu phát triển về thể chất của bản thân. Khi bé sẵn sàng, có một vài dấu hiệu giúp mẹ nhận biết được thời điểm thích hợp để đa dạng hóa thực đơn dinh dưỡng của con ngoài sữa. Nếu vẫn còn băn khoăn khi nào cho bé ăn dặm, mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé !

 

1. Độ tuổi nào thì bé có thể ăn dặm ?

 

Đối với trẻ dưới 1 tuổi thì sữa chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho bé tuy nhiên đến một gián đoạn nào đó bé nhất định sẽ ăn dặm. Và thời điểm này thông thường là vào khoảng thời gian bé 5-6 tháng tuổi, lúc mà những chiếc răng đầu tiên của bé nhú ra. Việc ăn dặm sẽ giúp bé tập nhai, tập cắn, mang lại cảm giác ngon miệng và hứng thú của bé khi ăn đồng thời cũng giúp bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác cho bé.

 

Tuy nhiên cũng không nên cho bé ăn dặm quá sớm vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên nếu cho bé ăn dặm quá sớm sẽ dễ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa đồng thời  tăng nguy cơ mắc bệnh vì thiếu các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ.

 

 

> XEM THÊM:

Bí quyết ăn dặm hợp lý mẹ cần thuộc nằm lòng

Cách lựa chọn thực phẩm cho trẻ ăn dặm

Xây dựng thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân, phát triển tốt

 

2. Dấu hiệu trẻ sẵn sàng ăn dặm

 

Khi bạn thấy bé có những dấu hiệu dưới đây thì có thể bé đã sẵn sàng thử sức được với phương pháp ăn dặm.

 

-  Bé có thể ngồi vững và giữ đầu thẳng mà không cần giúp đỡ.

-  Bắt đầu gặm đồ chơi.

-  Kỹ năng cầm nắm của bé phát triển.

-  Lưỡi trẻ không còn tự động phản xạ đẩy vật lạ ra ngoài.

-  Cân nặng tăng gấp đôi so với lúc mới sinh.

 

 

Đôi khi, cha mẹ cũng có thể lầm tưởng những dấu hiệu dưới đây là bé đã sẵn sàng, nhưng thực tế không phải.

 

-  Tỉnh giấc đêm.

-  Chậm tăng cân.

-  Bé chăm chú nhìn ba mẹ ăn hoặc với tay đòi đồ ăn.

-  Trẻ còi cọc hoặc bụ bậm quá

 

3. Ăn dặm Baby Led Weaning – BLW là gì?

 

Phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning – BLW dịch ra tiếng việt là phương pháp ăn dặm bé chỉ huy. Bé sẽ được quyền quyết định ăn gì ngay từ những ngày đầu kết hợp với việc bú mẹ. Cha mẹ chỉ đóng vai trò là người cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp với con. Người quyết định sẽ ăn gì, ăn bao nhiêu và như thế nào là bé.

 

Thức ăn khởi đầu sẽ ở dạng thô, có kích thước phù hợp với khả năng ăn của bé. Sau đó có thể chuyển qua các món ăn ở dạng khác. Và ba mẹ khi đó cũng có thể làm bánh ăn dặm cho bé.

 

 

Các giai đoạn của BLW:

- Giai đoạn tập kỹ năng: tập bốc.

- Giai đoạn phát triển kỹ năng: gồm mốc bốc bằng 2 ngón và mốc dùng thìa hay các dụng cụ hỗ trợ khác.

- Giai đoạn hoàn thiện kỹ năng: sử dụng thành thạo dĩa và đũa khi ăn.

 

4. Gợi ý công thức làm món ăn dặm cho bé

 

4.1. Bánh ăn dặm chuối hấp nước cốt dừa

 

- Nguyên liệu: quả dừa tươi, chuối chín, bột ngô

 

- Cách làm: Dừa lấy nước, nạo cùi, xay mịn rồi lọc lấy nước cốt. Hòa 2 thìa bột ngô vào nước dừa vừa lọc. Chuối băm nhỏ hoặc xay quyện vào nhau. Đổ hỗn hợp nước cốt dừa bột ngô và chuối vào đảo đều, chia đều thành từng hũ nhỏ và hấp trong 15 phút.

 

 

4.2. Bánh muffin chuối

 

- Nguyên liệu: Bột mì, chuối sứ, sữa công thức, lòng đỏ trứng gà

 

- Cách làm: Đánh tan lòng đỏ trứng gà, cho sữa vào đánh bông. Chuối dầm hoặc xay nhỏ cho vào đánh cùng sữa và lòng đỏ trứng gà. Sau đó cho bột mì vào khuấy đều. Đỗ hỗn hợp ra từng cốc hoặc khay và nướng ở nhiệt độ 180 độ trong 20 phút.

 

4.3. Bánh bí đỏ nhân phô mai

 

Nguyên liệu: 

- 50 gram bí đỏ

- 2 thìa canh bột nếp

- Phô mai tươi hay phô mai phết

- Lòng đỏ trứng

 

 

Cách thực hiện:

 

-  Bí đỏ cắt nhỏ hấp chín, sau đó tán nhuyễn. Không nghiền bí khi đã nguội.

-  Cho bột nếp vào hỗn hợp bí đỏ trộn đều, sau đó cho lòng đỏ trứng gà vào.

-  Đổ bột ra thớt, nhồi cho đến khi bột không còn dính tay.

-  Chia bột thành các phần bằng nhau, nhấn dẹp, cho phô mai đã cắt nhỏ vào chính giữa và vo tròn.

-  Thoa dầu lên khuôn, cho bột vào khuôn nhấn chặt.

-  Hấp trên bếp tầm 20-25 phút.

 

4.4. Bánh quy bơ vừng đen

 

- Nguyên liệu: 50g bơ lạt, 50g bột mì, 1 lòng đỏ trứng gà, 5g bột dừa, 3g vừng đen, 10g đường.

 

- Cách thực hiện:

Bơ để ở nhiệt độ phòng, cho vào bát đánh mềm, tiếp theo cho đường vào trộn đều, cho lòng đỏ trứng vào trộn cùng. Rây bột mì và trộn với hỗn hợp cho đến khi quyện lại. Sau đó cho bột dừa và vừng đen vào đảo đều, nặn thành từng chiếc bánh vừa ăn. Mang đi nướng ở nhiệt độ 200 trong 5 phút rồi hạ xuống 175 độ nướng thêm 5 - 7 phút nữa là được.

 

 

Cho con ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều ảnh hưởng xấu, thậm chí gây nguy hiểm cho con. Rất nhiều phụ huynh lầm tưởng cho bé ăn dặm trước 4 tháng tuổi sẽ khiến bé nhanh lớn và bụ bẫm hơn. Thực tế, việc này có nguy cơ khiến bé bị sặc, ngạt và mắc phải các bệnh về đường ruột. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên quá thận trọng mà dời thời điểm cho con tập ăn dặm sang tháng thứ 7. Bởi bé sẽ bị thiếu hụt nguồn dinh dưỡng, năng lượng và cả chất sắt.

 

Hiện nay, có rất nhiều tài liệu khoa học cung cấp cho ba mẹ những thông tin về độ tuổi cho bé bắt đầu ăn dặm và các nguyên tắc ăn dặm. Bên cạnh lý thuyết, quan trọng hơn cả vẫn là thể trạng và nhu cầu thực sự của bé, hãy tự tin vào bản năng làm ba mẹ của mình để cảm nhận.

 

Trong quá trình chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho con, nếu có bất kỳ khó khăn nào cần sự đồng hành của các chuyên gia có chuyên môn, mẹ vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc update thêm kiến thức mới nhất qua website: http://vhnbio.vn / Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio

 

 

Bài viết liên quan

11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian

Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.

List 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé các mẹ rủ nhau mua

Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.

[TOP 5] Thuốc tăng đề kháng cho trẻ mẹ tin dùng 2024

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm thuốc tăng đề kháng cho trẻ đến từ các thương hiệu khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên sản phẩm nào tốt và phù hợp với các con thì không phải mẹ nào cũng rõ. Hãy cùng VHN Bio điểm qua 5 loại thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ được nhiều mẹ tin dùng nhất hiện nay.

Rôm sảy - Những điều cần biết cùng chuyên gia VHN Bio

Rôm sảy thường trông giống như những vết mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng ở trên da. Các bọc mụn này chứa đầy chất lỏng, xuất hiện ở bất kì nơi nào mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều như dưới ngực, háng và mặt. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về rôm sảy ở dưới đây nhé. 

 

 

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé