
Viêm đường hô hấp khiến hầu họng, đường phế quản của trẻ sưng phù nề, trẻ đau họng, khó nuốt và mệt mỏi nhiều. Trong thời gian bị ốm, trẻ thường dễ quấy khóc, biếng ăn, chán ăn và sụt cân. Bố mẹ cần làm thế nào để đảm bảo nguồn dinh dưỡng bổ sung cho trẻ hợp lý và cân bằng nhất?
Trẻ viêm đường hô hấp nên kiêng ăn những món ăn nào? Hãy tham khảo ngay những thông tin bổ ích trong bài viết dưới đây để trang bị cho mình kiến thức trong việc chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhà mình khi bị ốm!
Ở trẻ nhỏ, hệ thống các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch còn yếu nên rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Các bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm phổi, viêm VA, Viêm amidan, viêm tiểu phế quản… thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi.
Khi trẻ mắc bệnh, bố mẹ cần hết sức lưu ý chăm sóc để trẻ nhanh chóng hồi phục. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và tránh các loại thực phẩm không nên dùng khiến bệnh của trẻ trở nặng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio, khi trẻ viêm đường hô hấp thì bố mẹ không nên cho trẻ uống đồ lạnh hoặc các loại thực phẩm đông lạnh. Đồ lạnh gây tổn thương nặng hơn cho phổi, dẫn đến tắc nghẽn khí ở phổi. Các triệu chứng viêm dễ tiến triển nặng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
> XEM THÊM:
- Giải đáp câu hỏi: Viêm đường hô hấp ở trẻ có nguy hiểm không?
- Trẻ viêm đường hô hấp trên nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
- Điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ em, bé khỏe mẹ an tâm!
Ở trẻ nhỏ, nhu cầu về muối ít hơn người lớn. Mẹ không nên chế biến thức ăn mặn, chứa nhiều muối, đặc biệt khi trẻ viêm đường hô hấp. Lý do là bởi muối khi vào cơ thể gây ra hiện tượng tích nước, làm gia tăng dịch nhầy ở phế quản. Thừa muối làm tình trạng viêm phế quản gia tăng, trẻ đờm nhiều, khó chịu và khó thở.
Theo Đông y, các bệnh lý về đường hô hấp do nhiệt gây ra. Nếu bố mẹ cho trẻ sử dụng quá nhiều đồ ngọt, thực phẩm có vị đậm, béo sẽ khiến cơ thể sinh nhiệt, bốc hỏa. Từ đó các triệu chứng viêm trở nên trầm trọng hơn.
Các thực phẩm cay nóng hay gia vị nhiều tiêu, ớt sẽ kích thích niêm mạc phế quản và gây ho ở trẻ. Hay những thực phẩm có vị chua, chát cũng làm tăng tiết dịch đờm.
Không riêng gì bệnh lý viêm đường hô hấp, khi trẻ mắc bệnh nói chung, chức năng hệ tiêu hóa trong cơ thể cũng trở nên suy yếu. Bố mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, chiên rán. Những thức ăn này sẽ khiến trẻ khó tiêu, đầy bụng, sinh nhiệt gây nóng và sinh ra nhiều đờm. Điều này khiến tình trạng ho của trẻ trở nên trầm trọng hơn.
Đồng thời, dầu mỡ chứa nhiều acid béo no thường dễ gây kích ứng, là điều kiện thúc đẩy vi khuẩn, virus phát triển làm bệnh lâu khỏi và trở nên trầm trọng hơn.
Các món ăn giòn, cứng như trái cây sấy khô, đậu phộng, hạt điều, hạt dưa, hướng dương… đều là những loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi bị ốm. Bởi bề mặt của các loại hạt, thực phẩm này thường khô cứng. Khi cho trẻ ăn, niêm mạc họng dễ bị mạ sát gây kích thích khiến bệnh thêm nặng. Không những vậy, đây đều là những thức ăn khó nhai, cơ hàm phải làm việc liên tục khiến amidan bị tổn thương nhiều.
Tôm, cua, cá,… là những loại hải sản mà bố mẹ cần lưu ý hạn chế cho trẻ sử dụng khi viêm đường hô hấp. Những thực phẩm này kích thích hệ hô hấp gây ngứa và khó chịu, khiến tình trạng ho của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt với những trẻ bị dị ứng các chất protein trong tôm, cua, cá thì càng cần lưu ý tuyệt đối.
Thực phẩm chưa được nấu chín tiềm ẩn lượng lớn vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh. Chúng có thể xâm nhập vào trong vòm họng và gây tổn thương các cơ quan trọng hệ hô hấp của trẻ. Từ đó dẫn đến tình trạng sưng viêm ngày càng nghiêm trọng. Chính vì vậy, bố mẹ cần nấu chín thức ăn trước khi cho trẻ sử dụng.
- Bố mẹ nên tăng cường sức đề kháng miễn dịch của trẻ bằng cách cho bé bú đủ hoặc ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Thường xuyên thay đổi da dạng chế độ ăn uống để kích thích khả năng ăn của trẻ, tránh để trẻ biếng ăn, chán ăn.
- Cho trẻ ăn các thực phẩm mềm, nấu chín kỹ, loãng như súp, cháo,…
- Cho trẻ uống nhiều nước để bổ sung lượng dịch cho trẻ trong thời gian ốm.
- Không nên ép trẻ ăn uống khí con không thích. Thay vào đó chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo lượng thức ăn cần thiết cho trẻ.
- Tìm kiếm các loại thực phẩm hỗ trợ tốt cho sức khỏe của con, nâng cao hệ miễn dịch và giảm các triệu chứng khó chịu của viêm đường hô hấp.
Hy vọng với các thông tin trên, bố mẹ đã có được những giải đáp trong việc trẻ viêm đường hô hấp kiêng ăn gì. Từ đó có được một chế độ dinh dưỡng phù hợp, hỗ trợ điều trị cho trẻ khi ốm, cũng như giúp trẻ có một nền tảng sức khỏe tốt nhất. Mọi vấn đề thắc mắc, xin hãy kết nối với các dược sĩ tư vấn của VHN Bio thông qua Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé