Là loại quả được ví như siêu thực phẩm, chứa một hàm lượng dinh dưỡng cực cao, các món ăn dặm bơ chính là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời để bé có thể phát triển một cách toàn diện cả về thể chất và não bộ trong những năm đầu đời. Nếu quá trình ăn dặm của con mà không có bơ thì mẹ đã bỏ qua một loại “siêu thực phẩm vàng” rồi đấy. Để giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc xây dựng thực đơn ăn dặm hàng ngày cho bé, bài viết sau đây sẽ gợi ý cho bạn những công thức ăn dặm với quả bơ thơm ngon, bổ dưỡng.
Bơ được xếp hàng đầu trong những loại thức ăn dặm cho trẻ, đứng đầu trong 10 loại quả tốt nhất dành cho trẻ nhỏ. Bởi loại thực phẩm này rất giàu carbohydrate và chất béo, là hai loại chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Lượng chất béo trong quả bơ chiếm đến 3/4 khối lượng, đồng thời hàm lượng protein cao nhất trong tất cả các loại quả, gần tương đương với sữa. Ngoài ra, trong quả bơ còn là nguồn cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin E, vitamin B3, vitamin K, axit folic, đồng, gluxit, protid,... và chất xơ. Trong quả bơ còn chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, có khả năng ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch.
Với thành phần dinh dưỡng tuyệt vời như vậy, những em bé trong độ tuổi từ 6 tháng trở lên rất cần được bổ sung bơ vào trong khẩu phần ăn hàng ngày để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là những bé tăng cân chậm. Những đứa trẻ được ăn dặm bơ hàng ngày cũng sẽ có hệ miễn dịch vượt trội hơn hẳn những đứa trẻ khác cùng trang lứa, hệ tiêu hóa cũng hoạt động vô cùng hiệu quả.
> XEM THÊM:
- Bé yêu nhà bạn đã sẵn sàng ăn dặm?
- Chế độ ăn dặm cho bé, mẹ cần chú ý điều gì?
- Làm thế nào để con ngồi yên trong bữa ăn?
Để chọn những quả bơ ngon cho bé, mẹ cần quan sát phần vỏ bơ. Những quả bơ ngon là những quả có vỏ căng bóng nhưng vẫn hơi sần sùi. Quả bơ cầm chắc tay, khi bóp nhẹ vẫn hơi mềm, không chọn những quả mềm nhũn vì có thể là những quả bơ bị nẫu.
Mẹ nên chọn những quả bơ vỏ màu xanh, khi chín có màu xanh sáng, bóng, lấm tấm đốm vàng. Đó là những trái bơ béo ngậy rất ngon cho bé. Muốn kiểm tra bơ non hay già thì mẹ có thể nhìn vào phần cuống, cuống to thì là bơ non.
Một mẹo nhỏ để bảo quản bơ một cách tốt nhất đó chính là khi thấy bơ đã chín mà chưa sử dụng được hết, mẹ hãy cắt những quả bơ đó và ngâm bơ vào trong dung dịch nước trắng có hòa một vài giọt nước cốt chanh rồi mới cho vào ngăn đá tủ lạnh. Cách làm này sẽ giúp cho bơ khi lấy ra luôn tươi ngon và không bị thâm.
Thành phần:
- Nửa trái bơ
- Một chút nước hoặc sữa
Cách làm: Dùng một chiếc nĩa dằm nhuyễn nửa trái bơ cùng với nước hoặc sữa cho đến khi đạt đến độ nhuyễn theo ý muốn là đã có thể cho bé ăn được ngay.
Ngoài ra mẹ có thể cho bơ và nước hoặc sữa vào máy xay sinh tố, xay cho thật nhuyễn và cho bé ăn. Mẹ nên cho bé ăn ngay khi vừa xay xong để đảm bảo không bị hao hụt dinh dưỡng.
Thành phần:
- 1 miếng bơ chín vừa
- 1 thìa canh sữa chua không đường
Cách làm: Dùng nĩa nghiền bơ cho thật nhuyễn, sau đó cho sữa chua không đường vào trộn lên thật đều rồi xúc cho bé ăn.
Thành phần:
- 1/4 trái bơ
- 1/2 quả chuối chín
- 1/2 trái kiwi
Cách làm: Dằm nát cả 3 loại quả bơ, chuối và kiwi rồi trộn chúng lên thật đều. Nếu bạn đang tập cho bé ăn thô thì có thể cắt thành từng miếng nhỏ và dằm sơ qua để con có thể tập nhau và nuốt.
Thành phần:
- Nửa trái bơ
- Ức gà
- 1 thìa dầu oliu
Cách làm:
- Ức gà sau khi đã luộc chín, để nguội và cắt thành từng miếng nhỏ, sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Tiếp tục cho nửa trái bơ và 1 thìa dầu oliu vào xay lên cho đến khi tạo thành một hỗn hợp nhuyễn mịn là bạn đã có thể cho bé ăn.
Với những chia sẻ vừa rồi, hy vọng rằng bạn đã có cho mình những kiến thức cũng như cách chế biến các món ăn dặm từ bơ cho trẻ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong suốt quá trình ăn dặm của bé, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé