Thời tiết thay đổi, không khí độc hại cùng dịch bệnh diễn biến phức tạp luôn là mối lo ngại cho sức khỏe của cả người lớn và trẻ nhỏ. Trong thời điểm này, bên cạnh việc tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc phòng dịch do nhà nước đề ra, chúng ta cần củng cố lại hệ thống miễn dịch - hệ thống bảo vệ tự nhiên của con người trước các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm, phục hồi các tế bào tổn thương, phòng ngừa ung thư.
Để hệ miễn dịch luôn khỏe, sức đề kháng luôn dồi dào, mỗi gia đình nên thực hành 6 biện pháp đơn giản mà hiệu quả dưới đây.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh là nền tảng để hệ thống miễn dịch hoạt động tốt. Một chế độ ăn giàu vitamin cho gia đình bạn giúp cơ thể chống oxy hóa, xây dựng các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng và chữa lành các tế bào bị tổn thương. Bạn nên chọn trái cây và rau màu xanh đậm, đỏ, vàng và cam được đóng gói với chất chống oxy hóa, các loại quả mọng, trái cây họ cam quýt, kiwi, táo, nho đỏ, cải xoăn, hành tây, rau bina, khoai lang và cà rốt. Theo các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio, nếu bị cảm lạnh hoặc cúm, bạn nên ăn nhiều tỏi tươi - loại thực phẩm có đặc tính kháng vi-rút và kháng sinh rất tốt.
> XEM THÊM:
- 15 Dưỡng chất & thảo mộc tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch trong mùa Covid-19
- 11 Việc cần làm để tăng cường hệ miễn dịch trong mùa dịch Covid
- Bí quyết tăng cường sức khỏe mỗi ngày trong mùa Covid
Tham gia Group Zalo để nhận thêm tài liệu về chăm sóc bé và kết nối trực tiếp với chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio
Ngủ đủ giấc vô cùng quan trọng với chúng ta để đảm bảo một sức khỏe tốt và đủ năng lượng cho một ngày hoạt động. Việc thiếu ngủ có thể dẫn tới nhiều vấn đề về nhận thức và thể chất, tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và các vấn đề về tim. Ngủ không đủ giấc cũng có thể dẫn đến rối loạn chức năng nội tiết tố và giảm khả năng chống nhiễm trùng. Do đó, việc hình thành một thói quen ngủ nghỉ đúng thời gian sẽ giúp chúng ta có một sức khỏe tốt. Cố gắng hình thành thói quen đi ngủ cùng một thời điểm mỗi tối và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi buổi sáng kể cả vào những ngày nghỉ. Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, đủ tối, thư giãn và luôn ở mức nhiệt độ khiến cơ thể cảm thấy dễ chịu. Hạn chế sử dụng những thiết bị điện tử như tivi, máy tính hay điện thoại thông minh trước khi đi ngủ. Tránh ăn quá no, sử dụng các thực phẩm có chứa caffeine và uống rượu bia trước khi đi ngủ. Không hút thuốc lá, kèm theo đó là chế độ luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày có thể khiến cơ thể thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn ban đêm.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần 30 phút mỗi ngày với bài tập thể dục vừa phải có thể tăng cường đáng kể chức năng hệ miễn dịch. Đồng thời, việc tập thể dục thường xuyên sẽ tăng hoạt động của bạch cầu và khả năng lưu thông của các tế bào non này trong cơ thể. Tuy nhiên, các bài tập cường độ cao, liên tục và kéo dài lại gây tác dụng ngược lại, ảnh hưởng đến xương, khớp, độ đàn hồi của các thớ cơ. Do đó, việc tập thể dục chỉ nên duy trì đều đặn và vừa phải phù hợp với sức lực của mỗi người.'
Làm sao để bớt căng thẳng trong công việc và cuộc sống là câu hỏi mà bất kỳ ai cũng muốn tìm được lời giải tốt nhất. Các nhà khoa học chia căng thẳng ra làm 2 loại: căng thẳng tích cực và căng thẳng tiêu cực. Căng thẳng tích cực thực sự cần thiết để tạo ra những đột phá và phát triển. Khi căng thẳng tích cực tích tụ và trở nên quá mức sẽ gây ra căng thẳng tiêu cực. Cả căng thẳng mãn tính và tạm thời đều có những tác động sinh lý làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Mặc dù căng thẳng ở một mức độ nào đó là không thể tránh khỏi, nhưng quan trọng hãy nhớ luôn giữ không khí gia đình thoải mái, vui vẻ, chủ động chia sẻ lẫn nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiếng cười thực sự có thể tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch bằng cách tăng các tế bào sản xuất kháng thể và giúp tế bào hoạt động hiệu quả hơn. Tiếng cười cũng đã được chứng minh là làm giảm mức độ hormone căng thẳng, đồng thời tăng hormone tạo cảm giác thoải mái như endorphin.
Các nhà vi sinh vật học đã phát hiện ra siêu thị hay nhà hàng là những nơi công cộng có khả năng có nhiều mầm bệnh nhất. Vi khuẩn và virus thường bám vào thực đơn nhà hàng và tay cầm giỏ hàng. Tất nhiên, nếu khỏe mạnh và không có bệnh lý tiềm ẩn làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của và khiến bản thân dễ bị nhiễm trùng hơn, thì không cần quá lo ngại. Tuy nhiên, các thành viên trong gia đình nên tuân thủ các biện pháp phòng tránh lây lan mầm bệnh đơn giản mà hữu dụng như rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi tới các địa điểm công cộng.
Thói quen hút thuốc tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch, làm suy giảm miễn dịch và gia tăng nguy cơ viêm phế quản, viêm phổi với cả người hút và người hít khói thuốc. Đặc biệt, khói thuốc lá còn gây viêm tai giữa cho trẻ nhỏ. Vì vậy, người lớn cần hạn chế thói quen xấu này. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không nên lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,... Uống quá nhiều rượu hay lạm dụng cần sa có thể ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu và làm giảm khả năng chống nhiễm trùng.
Thời tiết thay đổi liên tục cũng như tình hình dịch bệnh sẽ còn diễn biến phức tạp. Vì vậy ba mẹ cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng dịch cũng như tăng cường sức đề kháng. Đó chính là “vũ khí" mạnh nhất giúp bảo vệ sức khỏe cả gia đình. Để được hỗ trợ tư vấn sức khỏe và bổ sung vi chất dinh dưỡng sinh học cho gia đình, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.
Nguồn tài liệu tham khảo từ verywellfamily.com/
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé