vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Làm thế nào để điều trị ho có đờm kéo dài?

25/09/2020   1119 lượt xem

Ho có đờm là tình trạng thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tình trạng này nếu kéo dài lâu ngày sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được cách để điều trị ho có đờm dứt điểm mà không tái đi tái lại nhiều lần. Bài viết sau đây sẽ chỉ cho bạn các phương pháp dân gian chữa ho có đờm hiệu quả, an toàn.

1. Nguyên nhân gây ra ho có đờm

Đờm là chất dịch tiết từ đường hô hấp bao gồm chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ, các chất độc hại xâm nhập vào đường hô hấp. Các chất này được tiết ra từ khí phế quản, phế nang, các xoang trán, hốc mũi,.... Ho có đờm là hậu quả của nhiều bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm phổi, hen phế quản,....

Đa số tình trạng ho có đờm đều xuất phát từ nguyên nhân lành tính nhưng do không có phương pháp điều trị dứt điểm khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Tình trạng ho có đờm là dấu hiệu của nhiều bệnh đường hô hấp như:

- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Ho có đờm lâu ngày sẽ gây ra tình trạng phổi tắc nghẽn mãn tính, đặc biệt là vào buổi sáng, gây khó thở, tức ngực,....

- Bệnh lao phổi: Khi tình trạng ho đã trở nặng, gây biến chứng thành áp xe phổi, xuất hiện các ổ mủ tại phổi, ho ra máu, đau ngực, khó thở, thậm chí có thể gây suy hô hấp dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, ho có đờm còn gây ra nhiều bệnh cấp tính như viêm họng mũi cấp, viêm amidan viêm xoang, cảm lạnh,.....

 

 

> XEM THÊM:

- An toàn, hiệu quả với phương pháp trị ho cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp tự nhiên

- 4 cách trị sổ mũi ở bà bầu đơn giản mà an toàn cho mẹ và bé

- 8 Giải pháp tự nhiên đơn giản giúp trị ho cho bà bầu tại nhà

 

2. Các phương pháp điều trị ho có đờm hiệu quả

2.1. Nước muối

Từ xưa, muối đã được biết đến với công dụng diệt khuẩn, chống viêm tốt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày sẽ giúp các triệu chứng ho có đờm giảm rõ rệt. 

Cách làm như sau: Cho 1 thìa muối hòa vào một cốc nước ấm, khuấy đều cho tan. Súc miệng hàng ngày, mỗi ngày vài lần để nước muối làm cổ họng giảm sưng, tiêu đờm, giảm cảm giác ngứa rát cổ họng.

 

 

2.2. Nước ép củ cải

Theo Đông y, củ cải có tính bình, vị cay ngọt, có tác dụng tiêu đờm, chữa khan tiếng, viêm khí phế quản, khản tiếng. Uống nước ép củ cải vào mỗi buổi tối sẽ giúp các triệu chứng ho có đờm giảm rõ rệt.

 

2.3. Rau diếp cá

Rau diếp cá là loại thảo dược có tính mát, có tác dụng thải độc, tiêu đờm, rất tốt cho người bị ho. Sử dụng rau diếp cá giã nhuyễn trộn đều với nước vo gạo, đun nhỏ lửa rồi lọc lấy phần nước rồi uống sau bữa ăn 1 tiếng. Mỗi ngày uống 1 - 2 lần liên tục trong vài ngày cho đến khi khỏi. Các thành phần dinh dưỡng có trong nước vo gạo kết hợp với đặc tính của rau diếp cá sẽ giúp cổ họng nhanh chóng được cải thiện.

 

2.4. Quất

Theo nhiều nghiên cứu, trong quất có chứa một hàm lượng tinh dầu, đường pectin và nhiều loại vitamin khác, có tác dụng kháng viêm, long đờm, giảm ho vô cùng hiệu quả.

Cách trị ho có đờm bằng quất:

Cách 1: Quất hấp mật ong

Nghiền 2 quả quất rồi cho thêm 3 thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy trong 15 - 20 phút rồi lấy ra, để nguội. Pha thêm một chút nước rồi uống vài lần trong ngày. Ngậm từng lát quất mật ong trong miệng cho đến khi quất hết vị. Duy trì việc ngậm quất trong khoảng 2 ngày sẽ giảm rõ rệt các cơn ho.

Cách 2: Quất chưng đường phèn:

Cắt đôi quả quất và chưng cách thủy cùng đường phèn, sử dụng 2 - 3 lần mỗi ngày sẽ cảm nhận các triệu chứng ho giảm một cách nhanh chóng.

 

 

2.5. Gừng

Gừng là loại gia vị quen thuộc, có vị cay nồng, tính ấm, thường được sử dụng để chữa một số bệnh lý hô hấp nhờ vào tác dụng ấm phế, tán phong hàn, giảm ho, kháng khuẩn, tiêu đờm, kháng virus của nó.

Bạn có thể pha trà gừng hoặc ngâm gừng với một cút mật ong để làm dịu cổ họng, tiêu đờm, thông mũi, mang lại cảm giác dễ chịu.

 

3. Một số lưu ý khi điều trị ho có đờm

Khi bị ho có đờm, bạn tuyệt đối không tự ý mua thuốc nếu như không có sự chỉ định của bác sĩ. Việc điều trị sai cách sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hô hấp.

Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các nguy cơ gây bệnh.

Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi. Không sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.

Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả để cung cấp vitamin cho cơ thể khỏe mạnh.

Nếu như mẹ có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn được tư vấn thêm về phương pháp điều trị ho có đờm, các mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé