vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Những điều cha mẹ cần biết khi xét nghiệm thiếu máu ở trẻ

25/04/2020   2241 lượt xem

Nếu ba mẹ nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở trẻ như mệt mỏi, thường xuyên buồn ngủ, da xanh xao, gầy gò,... thì rất có thể trẻ đang bị thiếu máu. Việc để tình trạng thiếu máu của trẻ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ, có thể dẫn tới một số bệnh lý ở trẻ. Vậy nên, ba mẹ cần bổ sung vi chất sắt đầy đủ cho trẻ, khi trẻ có dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt nên đưa con tới các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Khi xét nghiệm thiếu máu ở trẻ, bố mẹ cần chú ý những gì?

 

 

1. Cha mẹ phải làm gì sau khi thăm khám được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm thiếu máu ở trẻ

 

- Mang sổ khám và chỉ định xét nghiệm ra quầy thu ngân để đóng tiền hoăc làm thủ tục giám định BHYT.

- Sau khi đóng tiền hoặc đã giám định BHYT, bố/mẹ trẻ nhận lại sổ và các ống xét nghiệm đã được dán mã số , tên tuổi người bệnh trùng khớp với sổ y bạ.

- Cha mẹ trẻ cho trẻ đến phòng lấy mẫu theo như hướng dẫn ngoài vỏ túi.

- Ngoài cửa các phòng lấy mẫu có bảng điện tử gọi theo số thứ tự.

 

2.Số thứ tự của trẻ ở đâu?

 

Bên góc phải của tờ giấy hẹn trả kết quả

 

 

3.Khi lấy máu trẻ có cần phải nhịn ăn không?

 

Thông thường các xét nghiệm máu không cần phải nhịn ăn, một số trường hợp đặc biệt sẽ được chỉ dẫn. Tâm lý bố/mẹ thường cho trẻ nhịn ăn đến khi lấy máu xong, nên đã có những trường hợp gặp sự cố như trẻ bị ngất, xỉu do hạ đường huyết.

 

4. Trường hợp nào cần phải nhịn ăn trước khi lấy máu?

 

- Bệnh nhân viêm khớp

- Bệnh lupus ban đỏ

- Bệnh tiểu đường

- Test thở

- Nội soi tiêu hóa

- Mổ cấp cứu

 

Trong trường hợp bố/mẹ trẻ băn khoăn thì nên hỏi bác sỹ ngay khi thăm khám để được hướng dẫn.

 

 

5.Trường hợp nào được ưu tiên vào lấy máu?

 

Trẻ sơ sinh (dưới 30 ngày tuổi)

Trẻ bị bệnh nặng, cấp cứu như: đang khó thở, sốt cao liên tục…

Trường hợp được chỉ định lấy máu theo giờ.

 

6. Cha mẹ làm gì khi cho trẻ vào phòng lấy máu?

 

-Chỉ một người nhà bế trẻ vào lấy máu

-Nhân viên y tế sẽ nhận túi xét nghiệm kiểm tra ống đựng máu, giấy chỉ định và ghi ngày, giờ, địa điểm trả kết quả vào giấy hẹn

-Khi lấy máu, trẻ dễ hoảng sợ, quấy khóc, giãy giụa, bố mẹ trẻ cần phối hợp và tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế giúp cho việc lấy máu của nhân viên y tế được thuận tiện và hiệu quả

-Đối với trẻ trên 1 tuổi, bố/mẹ cho trẻ ngồi vào lòng, hai chân bố/mẹ bắt chéo kẹp hai chân trẻ vào trong, tay trái bố/mẹ vòng trước ngực trẻ cầm vào cổ tay trái của trẻ, tay phải bố/mẹ cầm vào khủy tay phải của tre hướng cánh tay về phía nhân viên y tế

-Không nắm hay ghì tay quá chật dễ gây sang chấn cho trẻ

-Đối với trẻ dưới 1 tuổi bố/mẹ bế ngửa trẻ một tay nắm cẳng tay phía ngoài của trẻ hướng về phía nhân viên y tế

 

 

7. Sau khi lấy máu cha mẹ cần làm gì?

 

Giữ vết băng khoảng 5-10 phút nhằm đảm bảo cho vết thương không bị chảy máu. Sau khoảng 5-10 phút bố/mẹ có thể tháo bỏ bông băng cho vào thùng rác màu vàng nơi gần nhất.

 

8. Bố/mẹ nhận kết quả xét nghiệm máu lấy ở đâu và sau bao lâu?

 

Xét nghiệm thường quy sẽ được trả sau 90 phút.

Kết quả xét nghiệm được nhân viên y tế trả về phòng khám ban đầu của trẻ, bố/mẹ không phải tự đi lấy.

Xét nghiệm đặc biệt sẽ được trả theo hẹn.

 

 

9. Các trường hợp có nhiều chỉ định kèm theo xét nghiệm máu như: Siêu âm, X-Quang, điện não đồ…bố/mẹ cần làm gì?

 

Bố/mẹ trẻ nên đi đến các phòng chức năng đăng ký số thứ tự trước để rút ngắn thời gian chờ đợi, không nên làm xong xét nghiệm này rồi mới đi làm xét nghiệm khác.

 

Trên đây là 9 kinh nghiệm cha mẹ cần nằm lòng khi đưa trẻ đi xét nghiệm thiếu máu. Bên cạnh đó, hãy bổ sung sắt cho con ngay từ bây giờ để nỗi lo xét nghiệm thiếu máu cho con không còn đáng sợ. Smarty chính là gợi ý hoàn hảo cho các mẹ, với nguồn gốc từ mầm đậu đen, Smarty giúp chuyển hóa, hấp thu sắt nhiều lần so với các dạng sắt thông thường giúp cơ thể tăng hấp thu dinh dưỡng, giúp bé tăng cân tự nhiên, ăn ngon miệng và phát triển khỏe mạnh nhất. 

 

Xem thêm : Cách giúp bé tăng cân mỗi ngày

 

 

 

Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Smarty, mẹ vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn / Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN BioSản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.

 

 

Bài viết liên quan

Rôm sảy - Những điều cần biết cùng chuyên gia VHN Bio

Rôm sảy thường trông giống như những vết mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng ở trên da. Các bọc mụn này chứa đầy chất lỏng, xuất hiện ở bất kì nơi nào mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều như dưới ngực, háng và mặt. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về rôm sảy ở dưới đây nhé. 

 

Viêm da cơ địa ở trẻ- Cách khắc phục cùng chuyên gia của VHN Bio

Viêm da cơ địa ở trẻ em là rối loạn viêm da mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em và trẻ sơ sinh, được đặc trưng bởi ngứa, khô da. Bệnh xuất hiện đầu tiên ở độ tuổi từ 3- 6 tháng. Vậy viêm da cơ địa ảnh hưởng đến trẻ như thế nào? Cách khắc phục ra sao? Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu dưới đây nhé. 

 

Thuốc bôi côn trùng cắn - Mách mẹ top 05 loại thuốc bôi côn trùng cắn hiệu quả, an toàn cho bé.

Trẻ em có làn da  mỏng hơn nhiều so với người lớn, vậy nên rất dễ bị tổn thương bởi các yếu tố nguy cơ bên ngoài như ánh sáng mặt trời, bụi bẩn, phấn hoa dị ứng…đặc biệt là các loại côn trùng luôn ở xung quanh bé như muỗi, kiến, rệp giường…Nếu bị cắn, sẽ khiến da của trẻ sưng đỏ, ngứa ngáy làm cho bé khó chịu, thường xuyên quấy khóc. Do đó, bố mẹ nên chuẩn bị một typ thuốc bôi côn trùng cắn ở trong nhà để làm dịu da, giảm sưng cho bé ngay lập tức. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu  các loại thuốc bôi côn trùng cắn hiệu quả cho bé ở dưới đây nhé. 

 

Bé bị rôm sảy - Mách mẹ 10 lá dân gian điều trị rôm sảy cho bé

Rôm sảy là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè, xuất hiện các nốt đỏ hoặc trắng trên da làm bé ngứa rát, khó chịu ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con.  Bé bị rôm sẩy với rất nhiều nguyên nhân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ các kiến thức liên quan đến bệnh rôm sảy cũng như cách điều trị hiệu quả cho bé.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé