vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Thiếu máu thiếu sắt: Nguyên nhân và giải pháp điều trị triệt để

27/06/2023   1048 lượt xem

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Đăng ký tư vấn miễn phí: Tư Vấn 1-1 Cùng Bác Sĩ, Dược sĩ Viện Dinh Dưỡng Thông Minh

Thiếu máu thiếu sắt hay bệnh thiếu máu do thiếu sắt là một bệnh lý phổ biến ở Việt nam và thế giới, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ thần kinh, tim mạch, hệ thống miễn dịch của cơ thể nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số thông tin mà VHN Bio cung cấp để giúp bạn cái nhìn tổng quan và đầy đủ về bệnh thiếu m&

1. Hiểu đúng về bệnh thiếu máu do thiếu sắt

- Thiếu máu là tình trạng giảm hàm lượng hemoglobin trong máu dưới mức bình thường. Sắt là nguyên tố quan trọng tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất, quá trình tổng hợp ADN, là thành phần của một số enzym tham gia vào quá trình oxy hóa khử trong tế bào và là thành phần cấu tạo nên nhân hem của Hemoglobin.

- Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng thiếu máu xuát phát từ nguyên nhân cơ thể không đủ sắt để tạo nên hemoglobin (huyết sắc tố) - là thành cấu tạo nên hồng cầu, giúp vận chuyển oxy đến các cơ quan. 

- Thiếu máu do thiếu sắt có thể gặp phải ở mọi giới tính và lứa tuổi. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), hiện có khoảng 30% dân số thế giới bị thiếu máu, chủ yếu là do thiếu sắt. Đặc biệt, trẻ em ở tuổi dậy thì và phụ nữ có thai chiếm tỷ lệ cao hơn do nhu cầu sắt hàng ngày của những đối tượng này tăng lên.

- Thiếu máu do thiếu sắt có thể gây nên hiện tượng hồng cầu nhỏ nên cần được phân biệt với các bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ do nguyên nhân khác để tránh gây ra sai sót trong quá trình xây dựng lộ trình điều trị. Cần phân biệt thiếu máu thiếu sắt với một số bệnh thiếu máu khác như: 

+ Thiếu máu do bị Thalassemia (Tan máu bẩm sinh): Phân biệt bằng cách xét nghiệm gen di truyền, khả năng gắn sắt bình thường, biểu hiện thiếu máu từ nhỏ, gan và lá lách to, vàng da,...

+ Thiếu máu do các bệnh mạn tính: Bệnh nhân mắc các bệnh viêm mạn tính như viêm đa khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, lao,... có thể mắc phải tình trạng hồng cầu nhỏ, nồng độ huyết sắc tố giảm. Phân biệt bằng cách xét nghiệm máu thấy nồng độ ferritin tăng thay vì giảm ở bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt, ngoài ra thiếu máu do các bệnh mạn tính có khả năng gắn sắt toàn thể tăng, tốc độ máu lắng tăng protein phản ứng (CRP) tăng.

2. Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu do thiếu sắt

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt nhưng chủ yếu do 3 nguyên nhân chính sau: 

2.1. Do không cung cấp đủ sắt 

Do tăng nhu cầu sắt

- Những trẻ đang trong độ tuổi dậy thì có lượng máu tuần hoàn và khối lượng cơ bắp đều phát triển nhanh nên nhu cầu sắt cũng tăng lên. Đặc biệt là những bé gái khi có kinh nguyệt thì cơ thể cần nhu cầu sắt cao hơn các bé trai ở độ tuổi dậy thì.

- Phụ nữ có thai cần cung cấp sắt cho con nên nhu cầu sắt của người mẹ cũng tăng lên.

- Phụ nữ cho con bú lượng sắt cần cũng tăng do sắt thất thoát qua sữa mẹ khoảng 0.4mg/ ngày.

Do chế độ ăn uống  dẫn đến thiếu sắt

- Không đủ cung cấp lượng sắt mà cơ thể cần tương ứng với lứa tuổi trong một thời gian dài dẫn đến cơ thể bị thiếu sắt, đặc biệt là người có thế độ ăn chay hoặc ăn kiêng giảm cân.

- Thường xuyên uống nhiều rượu bia dẫn đến suy giảm chức năng gan, làm hại đến tế bào hồng cầu cũng là nguyên nhân dẫn đến lượng sắt không đủ cho nhu cầu của cơ thể gây thiếu sắt.

Do cơ thể giảm khả năng hấp thụ sắt

Bình thường sắt từ thức ăn sẽ được hấp thu qua đường tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa bị tổn thương (như người mắc bệnh viêm dạ dày, hội chứng ruột ngắn, phẫu thuật cắt dạ dày ruột, bệnh celiac,...) sẽ làm giảm hấp thu sắt dẫn đến cơ thể bị thiếu sắt.

2.2. Do mất máu mạn

Mất máu mạn là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh thiếu máu thiếu sắt.

- Mất máu mạn thường gặp ở những bệnh nhân xuất huyết đường tiêu hóa, gây ra bởi một số bệnh lý như viêm loét dạ dày - tá tràng, polyp đại tràng hoặc ung thư đại trực tràng, bệnh trĩ, nhiễm giun móc,...

- Rong kinh hoặc kỳ kinh nguyệt kéo dài ở phụ nữ cũng là nguyên nhân gây mất máu và gây ra tình trạng thiếu máu thiếu sắt. 

- Mất máu mạn do hội chứng tan máu nội mạch: Điển hình là bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm gây ra mất hemoglobin qua nước tiểu kéo dài, có thể dẫn đến thiếu sắt.

2.3. Do rối loạn chuyển hóa sắt

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh xảy ra do đột biến gen TMPRSS6, dẫn đến không tổng hợp được transferrin vận chuyển sắt gây nên thiếu sắt, từ đó gây ra nhiều biến chứng trên gan, tim, thận, thần kinh,... Tuy nhiên, tỷ lệ mắc phải căn bệnh này rất thấp.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt được chia làm nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, các triệu chứng cũng tăng dần theo từng giai đoạn diễn biến của bệnh:

3.1. Giai đoạn 1: Giảm lượng sắt dự trữ, chưa thiếu máu

Người bệnh giảm lượng sắt dự trữ nhưng chưa bị thiếu máu. Ở giai đoạn này, người bệnh hầu như không có biểu hiện rõ ràng, đôi khi xuất hiện một số triệu chứng như như thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt...

3.2. Giai đoạn 2: Lượng sắt dự trữ hết, giảm vận chuyển sắt 

Ở giai đoạn này lượng sắt dự trữ đã hết và giảm vận chuyển sắt, bệnh nhân chưa có biểu hiện rõ ràng của việc thiếu máu nhưng bắt đầu xuất hiện những biểu hiện của việc thiếu sắt như mệt mỏi không rõ nguyên nhân hoặc thiếu năng lượng, mất tập trung, làm giảm hiệu quả công việc, leo cầu thang thấy mệt,...

3.3. Giai đoạn 3: Thiếu máu do thiếu sắt 

Bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt và có các triệu chứng của cả thiếu máu và thiếu sắt. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể xảy ra trên bệnh nhân ở giai đoạn này là: da xanh xao nhợt nhạt, thở dốc, đau ngực, nhịp tim nhanh, đau ngực, thường xuyên choáng váng, ngất xỉu, móng giòn dễ gãy, viêm lưỡi, khô nứt môi, thèm ăn những thứ bất thường không có dinh dưỡng như đá, tinh bột, bụi bẩn,...

Khi có bất kỳ những dấu hiệu và triệu chứng kể trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Bổ sung sắt kịp thời rất quan trọng để phòng ngừa, điều trị, cũng như hạn chế những biến chứng nguy hiểm của thiếu máu. Tuy nhiên, bổ sung sắt nên được có sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ, tránh quá liều vì thừa sắt có thể gây hại cho gan, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4. Thiếu máu thiếu sắt có nguy hiểm không

Thiếu máu do thiếu sắt có thể khắc phục được bằng cách bổ sung sắt và điều trị nguyên nhân gây thiếu sắt. Các biểu hiện ban đầu của thiếu máu thiếu sắt đa số đều ở mức độ nhẹ nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và năng suất làm việc của người bệnh. Tuy nhiên, thiếu máu thiếu sắt trong thời gian dài mà không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

4.1. Trên tim mạch

Khi thiếu máu do thiếu sắt càng nặng thì khả năng vận chuyển và cung cấp oxy đến các cơ quan càng kém. Khi đó tim phải phải đập nhanh hơn để bơm máu nhiều hơn bù đắp lượng oxy thiếu hụt dẫn đến tình trạng tim đập nhanh, đập không đều. Nếu tình trạng trên xảy ra trong thời gian dài tim phải hoạt động quá sức có thể gây ra biến chứng tim to hoặc suy tim.

4.2. Trên phụ nữ có thai

Khi thiếu máu thiếu sắt, lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và thai nhi không đủ, dẫn đến trẻ sinh ra nhẹ cân và dễ mắc các vấn đề về tim mạch và não bộ. Ở mức độ nghiêm trọng hơn. thiếu máu thiếu sắt có thể gây sinh non, bong nhau non,... gây nguy hiểm đến tính mạng của cả thai nhi và người mẹ.

Vậy nên trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần chú ý bổ sung lượng sắt cần thiết dưới sự giám sát của bác sĩ để tránh các biến chứng do thiếu máu thiếu sắt gây nên.

4.3. Trên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thiếu máu thiếu sắt có thể là nguyên nhân gây nên chứng chậm phát triển về thể chất và trí tuệ ở trẻ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ trẻ có thể dễ bị nhiễm trùng hơn do suy giảm chức năng miễn dịch, gầy yếu và giảm khả năng nhận thức.

4.4. Trên hệ thần kinh

Sắt là nguyên tố quan trọng trong việc tổng hợp nên các chất dẫn truyền thần kinh, giúp não hoạt động tốt hơn. Khi thiếu máu do thiếu sắt, não không những không đủ oxy mà còn giảm hưng phấn, giảm nhận thức dẫn đến tình trạng ngất xỉu, đau đầu,... Lâu dần có thể bị trầm cảm, chứng pica - ăn các chất bẩn hoặc không có dinh dưỡng như đá, sơn tro,...

4.5. Trên hệ thống miễn dịch

Sắt là một thành phần quan trọng đóng vai trò tham gia vào hệ thống miễn dịch, khi thiếu sắt sẽ làm cho hệ thống miễn dịch bị suy giảm đi. Khi đó, cơ thể dễ bị các tác nhân có hại xâm nhập (vi khuẩn, virus,...) và gây ra bệnh nhiễm trùng, đặc biệt ở các đối tượng như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ người già và phụ nữ có thai.

5. Nguyên tắc điều trị thiếu máu thiếu sắt

Nguyên tắc chung điều trị thiếu máu thiếu sắt là cần phát hiện và khắc phục nguyên nhân gây chảy máu. Cho dù chỉ là thiếu máu nhẹ, bắt đầu bổ sung sắt theo liệu trình tùy thuộc vào mức độ thiếu máu. Hạn chế truyền máu nhất có thể, chỉ truyền máu khi bệnh nhân ở giai đoạn thiếu máu nặng và mất bù. 

5.1. Điều trị triệu chứng thiếu máu kết hợp với giải quyết nguyên nhân

 Khi các triệu chứng thiếu máu xuất hiện, tùy theo mức độ của bệnh nhân thiếu máu nặng hay nhẹ mà xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Bên cạnh đó cần tìm ra giải quyết nguyên nhân gây nên thiếu máu thiếu sắt tránh tái đi tái lại nhiều lần:

- Khắc phục hoặc điều trị triệt để các bệnh lý gây chảy máu đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, polyp đại tràng, bệnh trĩ, xuất huyết đường ruột do giun móc, ...

- Đối với trẻ đang trong độ tuổi dậy thì và phụ nữ có kinh nguyệt, do nhu cầu sắt tăng cao nên cần bổ sung lượng thực phẩm chứa nhiều sắt như các loại thịt đỏ, hải sản, các loại trái cây chứa nhiều vitamin C, các loại ngũ cốc, đậu,...

- Phụ nữ có thai cần bổ sung 60mg sắt và 40mg acid folic mỗi ngày trong suốt thai kỳ từ thức ăn và các sản phẩm bổ sung sắt, tránh dẫn đến tình trạng thiếu máu ảnh hưởng sức khỏe của cả mẹ và bé.

5.2. Phối hợp bổ sung sắt từ bên ngoài

Bên cạnh việc tìm ra nguyên nhân và tìm cách khắc phục tình trạng thiếu máu thiếu sắt thì cần phối hợp bổ sung sắt từ bên ngoài. Tùy vào từng giai đoạn thiếu máu mà ta bổ sung sắt bằng những phương pháp khác nhau:

- Ở giai đoạn sớm khi bệnh nhân chỉ thiếu sắt chưa thiếu máu thì chỉ cần bổ sung sắt thông qua chế độ ăn uống. Các loại thực phẩm có thể bổ sung như  thịt đỏ, các loại đậu, rau màu xanh đậm,...  và trái cây giàu sắt. Đồng thời, nên sử dụng cùng với vitamin C để tăng cường khả năng hấp thu sắt.

Ngoài ra, việc sử dụng thêm các sản phẩm chức năng bổ sung thêm sắt hữu cơ cũng là biện pháp cực hữu ích trong trường hợp này.

- Ở giai đoạn bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt nhẹ đến vừa, ngoài bổ sung sắt từ chế độ ăn ra thì cần uống thêm các chế phẩm chứa sắt để điều trị thiếu máu thiếu sắt như sắt hữu cơ, sắt (II) sulfat,...

- Khi thiếu máu thiếu sắt ở mức độ nặng, rất nặng hoặc không hấp thu được sắt qua đường uống do cắt dạ dày, ruột, bệnh bẩm sinh,... thì bệnh nhân cần bổ sung sắt bằng phương pháp tiêm truyền tĩnh mạch bằng các chế phẩm như Iron sucrose; Iron dextran,... dưới sự giám sát và kê đơn từ bác sĩ điều trị.

Bộ y tế khuyến khích việc sử dụng sắt đường uống để điều trị thiếu máu thiếu sắt, chỉ dùng sắt đường tiêm hoặc truyền tĩnh mạch khi thực sự cần thiết. 

 

5.3. Tuân thủ liệu trình bổ sung sắt

Thời gian điều trị bằng việc bổ sung sắt đường uống có thể dao động từ 6-12 tháng hoặc kéo dài hơn tùy thuộc vào mức độ nặng của thiếu máu thiếu sắt. Nên tiếp tục bổ sung sắt thêm 3 tháng khi các chỉ số huyết sắc tố trở lại bình thường nhằm bổ sung sắt dự trữ trong cơ thể.

Khi điều trị thiếu máu thiếu sắt cần tuân thủ đúng liệu trình bổ sung sắt mà bác sĩ đã đưa ra tránh tự ý dùng thêm hoặc không dùng đủ thời gian dẫn đến thất bại trong điều trị.

6. Chế độ dinh dưỡng cho người thiếu máu thiếu sắt

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ làm tăng hiệu quả trong quá trình điều trị thiếu máu do thiếu sắt. Một chế độ ăn lành mạnh, cân đối và chứa nhiều thực phẩm giàu sắt, acid folic và các vitamin nhóm B, C giúp tăng quá trình sản sinh huyết sắc tố và hồng cầu, đồng thời chúng giúp việc hấp thu sắt vào trong cơ thể được tốt hơn. 

Nên thêm vào chế độ ăn các loại thịt đỏ có hàm lượng sắt cao (cao hơn 15% so với các loại thịt và thực phẩm khác) như thịt bò, thịt bê, gan, tiết, thịt lợn, thịt gà tây,... Các loại thủy hải sản: cá thu, cá hồi, hàu, sò, ốc… nên ăn 2 – 3 bữa/ tuần. Ngoài ra, các loại trứng, sữa cũng cung cấp nhiều protein, các nhóm vitamin, sắt, canxi,...

Bên cạnh việc bổ sung các loại thịt, cá, trứng, sữa thì bạn nên bổ sung thêm các loại rau xanh (như cải bó xôi, cải xoong, súp lơ,...), các loại đậu (như đậu lăng, đầu đùi gà, đậu hà lan,...) vào khẩu phần ăn hàng ngày. Những thực phẩm này không những bổ sung sắt, các vitamin và khoáng chất mà còn bổ sung thêm chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón ở người uống sắt thời gian dài.

Việc bổ sung các loại quả chín, quả mọng giàu vitamin C như bưởi, cam, quýt, cà chua… giúp tăng cường hấp thu sắt vào cơ thể do Vitamin C không chỉ là một chất khử mạnh, mà còn liên kết với sắt để tạo thành một phức hợp dễ hấp thu hơn. Mức khuyến nghị của các chuyên gia là sử dụng từ 100-200g quả chín/ngày. 

Hạn chế uống trà, cà phê do tạo phức không tan giữa sắt và tanin có trong đồ uống, do đó làm giảm hấp thu sắt. 

7.  Top 6 chế phẩm bổ sung sắt tốt nhất cho người thiếu máu thiếu sắt

Hiện nay, có rất nhiều chế phẩm bổ sung sắt dành cho người thiếu máu thiếu sắt trên thị trường. Tuy nhiên đó lại là vấn đề gây khó khăn trong việc lựa chọn chế phẩm nào tốt dành cho người bệnh. Để lựa chọn được chế phẩm bổ sung sắt tốt cần dựa trên các tiêu chí sau: có nguồn gốc rõ ràng, hấp thu tốt qua đường uống và chế phẩm có kết hợp thêm thành phần vitamin C và acid folic giúp tăng khả năng hấp thu của sắt và tác dụng cải thiện thiếu máu. Dưới đây là một số chế phẩm bổ sung sắt tốt nhất cho người thiếu máu thiếu sắt.

7.1. Ferrovit 

- Nguồn gốc, xuất xứ: Ferrovit là một thực phẩm chức năng bổ sung sắt đến từ Úc

- Thành phần: Mỗi viên chứa sắt fumarate 162mg, vitamin B12 7.50 mcg, acid folic 0.75 mg.

- Ưu điểm: Giá thành rẻ, thích hợp để điều trị thiếu máu thiếu sắt trong thời gian dài, có thêm thành phần hỗ trợ tăng hấp thu sắt và tăng tạo máu là vitamin B12, axit folic.

- Nhược điểm: Chưa dùng được cho trẻ em

- Giá bán tham khảo: Sản phẩm đang được bán với giá khoảng 100.000 VNĐ/ hộp 50 viên

7.2. Mamavica Bio Iron & DHA

- Nguồn gốc, xuất xứ: Mamavica là sản phẩm bổ sung sắt cho người thiếu máu thiếu sắt được sản xuất từ Việt Nam

- Thành phần: Trong mỗi viên nang mềm Mamavica có chứa mầm đậu đen (trong đó có sắt 6mg) 500mg, Vivomega 1050 TG60 (chứa 50% DHA, 10% EPA) 200mg, Vitamin B9 (Acid folic) 300mcg.

- Ưu điểm: Mamavica là thành quả được nghiên cứu bởi chính các nhà khoa học Việt Nam, đón đầu xu hướng ứng dụng công nghệ sinh học Bio-Organic vào sản xuất dược phẩm. Sự kết hợp của bộ 3 vi chất gồm sắt, DHA và axit folic làm tăng hiệu quả điều trị thiếu máu thiếu sắt, đồng thời giảm thiểu nguy cơ sinh non, loãng xương ở mẹ và phát triển tối ưu hệ thống thần kinh, não bộ của thai nhi. Đặc biệt, thành phần sắt sinh học từ mầm đậu xanh có hàm lượng thấp so với các sản phẩm bổ sung sắt khác nhưng được hấp thu lên tới 90%, cao hơn nhiều so với sắt vô cơ và sắt hữu cơ tổng hợp, do đó sản phẩm vẫn phát huy tác dụng vượt trội, hạn chế các tác dụng thường gặp của sắt như nóng trong, táo bón,... Với chất lượng như vậy, giá thành của Mamavica vẫn hết sức vừa phải với túi tiền của nhiều gia đình. 

- Giá bán tham khảo: Sản phẩm đang được bán với giá khoảng 259.000 VNĐ/ hộp 30 viên.

7.3. Feroglobin B12

- Nguồn gốc, xuất xứ: Feroglobin B12 là sản phẩm được sản xuất tại Anh 

- Thành phần: Trong thành phần của mỗi viên có chứa sắt fumarat 24mg, kẽm sulfat 12mg, vitamin B6 (Pyridoxine hydrochloride) 5mg. Ngoài ra, còn có thêm các thành phần hỗ trợ như đồng sulfat 2mg, axit folic 500μg, vitamin B12 (Cyanocobalamin) 10μg.

- Ưu điểm: Cải thiện thiếu máu thiếu sắt cho trẻ em từ 13 tuổi, các bà mẹ mang thai, đang cho con bú, các vận động viên và người đang giảm cân. Sản phẩm có nhiều thành phần hỗ trợ làm tăng sự hấp thu sắt trong cơ thể, bổ sung các dưỡng chất vi lượng như kẽm, đồng.

- Nhược điểm: Không sử dụng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

- Giá bán tham khảo: Sản phẩm đang được bán với giá khoảng 297.000 VNĐ/ Hộp 30 viên (2 vỉ x 15 viên).

7.4. Ferlatum Fol 

- Nguồn gốc xuất xứ: Dung dịch uống Ferlatum Fol được sản xuất tại Tây Ban Nha

- Thành phần: Mỗi lọ chứa sắt protein succinylat 40 mg và lượng tá dược vừa đủ.

- Ưu điểm: Chế phẩm được bào chế ở dạng lỏng. Dạng sắt hữu cơ giúp tăng khả năng hấp thu sắt vào cơ thể.

- Nhược điểm: Chỉ có thành phần chính là sắt protein succinylat, không có các thành phần khác giúp làm tăng hấp thu sắt hơn. Cần phải pha loãng trước khi uống nên thường gây bất tiện khi sử dụng.

- Giá bán: Sản phẩm đang được bán với giá khoảng 21.000 VNĐ/ lọ 15ml (hộp 10 lọ).

7.5. Garden of Life Vitamin Code Raw Iron

- Nguồn gốc, xuất xứ: Garden of Life Vitamin Code Raw Iron được sản xuất ở Mỹ

- Thành phần: Vitamin Code Raw Iron là thuốc sắt cho người thiếu máu, mỗi viên chứa Sắt 22mg, Vitamin B12 500 mcg, Vitamin C 25 mg, Folate 400 mcg,… Ngoài ra còn các thành phần chiết xuất từ hơn 22 loại trái cây tự nhiên khác.

- Ưu điểm: Sản phẩm chứa men vi sinh sống và enzyme nên rất dễ tiêu hóa, thân thiện với dạ dày. Người dùng có thể uống trước hay sau khi ăn đều được. Có thêm các thành phần vitamin C, folat giúp tăng khả năng hấp thu của sắt.

- Nhược điểm: Sản phẩm không được sử dụng cho trẻ em. Nếu dùng trẻ em, phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

- Giá bán: Sản phẩm đang được bán với giá khoảng 390.000 VNĐ/ hộp 30 viên.

7.6. Pure Encapsulations OptiFerin - C

 - Nguồn gốc xuất xứ: Pure Encapsulations OptiFerin - C được sản xuất tại Hoa kỳ

- Thành phần: Trong mỗi viên có chứa Sắt hữu cơ bisglycinate 28mg và vitamin C 100mg 

- Ưu điểm: Dạng sắt hữu cơ kết hợp cùng vitamin C giúp bổ sung và hấp thụ sắt hiệu quả hơn so với các dạng sắt vô cơ trên thị trường. Sản phẩm không chứa các chất biến đổi gen đã vượt qua tiêu chuẩn do United States Pharmacopeia (USP) đặt ra và được chứng nhận CGMP.

- Nhược điểm: Giá thành cao. Không phù hợp cho trẻ em. 

- Giá bán: Sản phẩm đang được bán với giá khoảng 1.300.000VNĐ / hộp 60 viên.

8.  Những lưu ý quan trọng trong khi điều trị thiếu máu thiếu sắt

Trong quá trình điều trị thiếu máu thiếu sắt, người bệnh cần lưu ý những điều sau để giúp cho hiệu quả điều trị được nâng cao hơn:

- Khi nhận thấy bản thân có biểu hiện của thiếu máu như hay mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, đau ngực, da xanh xao, tim đập nhanh, đập không đều, khó thở, móng tay lõm,... thì cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám sớm nhất. Tránh để bệnh kéo dài gây nên các biến chứng nguy hiểm.

- Không nên tự ý tăng, giảm liều hoặc tự ý bổ sung sắt từ thực phẩm chức năng và thuốc khi không có sự tư vấn từ dược sĩ, bác sĩ.

- Không nên bổ sung sắt bằng đường tiêm truyền ở các cơ sở khác ngoài bệnh viện. Việc tự ý sử dụng sắt qua đường tiêm truyền có thể gây shock hoặc quá liều đối với người bệnh, thậm chí gây nên hậu quả nghiêm trọng nguy hiểm tính mạng.

- Nên sử dụng các chế phẩm Ferrus (sắt hóa trị II) hơn là ferric (sắt hóa trị III) do dạng sắt hóa trị II có thế khử giúp tăng khả năng hấp thu sắt ở ruột hơn. Sắt được hấp thu tốt nhất khi đói nhưng lại gây ra hiện tượng kích ứng đường tiêu hóa, đặc biệt ở những bệnh nhân có vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP,... Chính vì vậy, để tránh tác dụng không mong muốn, bệnh nhân thường được kê uống cùng bữa ăn hoặc sau bữa ăn từ 10-15 phút.

- Khi sử dụng các chế phẩm sắt đường uống, nên bổ sung cùng với axit folic và vitamin C giúp tăng đáng kể sự hấp thu sắt vào cơ thể. Ngoài ra không nên sử dụng đồng thời các chế phẩm sắt với canxi vì sẽ gây làm giảm hấp thu sắt, tốt nhất nên uống cách nhau 2 giờ.

- Tuân thủ lộ trình điều trị của bác sĩ, duy trì bổ sung sắt tối thiểu 3 tháng sau khi các chỉ số huyết sắc tố trở về bình thường nhằm tăng lượng sắt dự trữ trong cơ thể.

9. Chuyên gia tư vấn cách phòng bệnh thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt hiện đang là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe bản thân, hãy có cách phòng bệnh đúng cách!

- Tăng cường bổ sung sắt theo nhu cầu của cơ thể thông qua chế độ dinh dưỡng từ các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, rau có màu xanh đậm như súp lơ, cải xanh,.. trứng, hải sản, lạc,...

- Nếu cơ thể kém hấp thu chất dinh dưỡng có thể sử dụng thêm TPBVSK để đảm bảo nhu cầu sắt cho cơ thể. 

- Không nên lạm dụng sử dụng trà và cà phê, đặc biệt là sau khi ăn. 

- Giữ gìn môi trường sống, nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, hình thành thói quen vệ sinh cá nhân trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tẩy giun... để hạn chế mắc các bệnh nhiễm kí sinh trùng, nhiễm trùng,... tránh dẫn đến thiếu máu. 

- Đối với phụ nữ có thai nên bổ sung đầy đủ sắt trong suốt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của trẻ. Đối với phụ nữ đang cho con bú nên nuôi con bằng sữa mẹ, bởi trẻ hấp thu sắt qua sữa mẹ sẽ tốt hơn nhiều so với sữa công thức.  

Trên đây là một vài lưu ý quan trọng trong việc điều trị thiếu máu thiếu sắt, tuy nhiên để không rơi vào tình trạng thiếu máu thiếu sắt thì bạn nên có các biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao như phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì,...

Để được tư vấn kỹ hơn, bố mẹ vui lòng liên hệ HOTLINE 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 

Bài viết liên quan

11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian

Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.

Thuốc bổ sung acid folic trước khi mang thai chuẩn khoa học

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Acid folic hay còn được biết đến là vitamin B9, là một trong những vi chất tham gia vào quá trình hình thành ống thần kinh của thai nhi cũng như tạo hồng cầu. Thuốc bổ sung acid folic trước khi mang thai được khuyến cáo sử dụng trước thụ thai 3 tháng và xuyên suốt thai kỳ. Do vậy để tìm hiểu về cách thuốc bổ sung acid folic trước mang thai một cách khoa học hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây cùng VHN Bio.

Bà bầu mấy tháng thì uống sắt? Thời điểm vàng bổ sung sắt cho mẹ.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Sắt là một vi chất đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai của bà bầu. Có đến khoảng 40% phụ nữ mang thai thiếu máu và hơn nửa trong số đó là thiếu máu do thiếu sắt. Bà bầu mấy tháng thì uống sắt hay bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào để đem lại hiệu quả tốt nhất vẫn là vấn đề tuy cũ mà mới. Để giải đáp những câu hỏi này, hãy cùng các chuyên gia viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Acid folic cho bà bầu: Mách mẹ thời điểm vàng để bổ sung

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Acid folic là một vi chất cực kỳ quan trọng cho sức khỏe của phụ nữ có thai cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi. Do đó, các mẹ bầu rất quan tâm đến vấn đề bổ sung acid folic trong thai kỳ, tuy nhiên không phải ai cũng biết bổ sung vi chất này sao cho an toàn và hiệu quả nhất. Vậy bổ sung acid folic cho bà bầu như thế nào mới đạt hiệu quả tốt nhất, hãy cùng các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu chi tiết

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé