Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Kẽm được bắt gặp trong thành phần của hầu hết các thuốc, thực phẩm chức năng dành cho da mụn. Vậy uống kẽm thật sự có tác dụng trị mụn không? Câu hỏi này sẽ được chúng tôi làm rõ thực hư trong bài viết dưới đây. Đồng thời, các chuyên gia nhà VHN Bio cũng cung cấp đến các bạn 3 lưu ý cần biết khi uống kẽm trị mụn.
Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho nhiều chức năng và hệ thống bình thường của cơ thể. Chúng ta có thể thấy điều đó qua 5 vai trò chính đối với sức khỏe:
Tăng cường hệ thống miễn dịch là một trong những vai trò quan trọng nhất của kẽm. Nhà khoa học Harrison cho biết: “Kẽm có thể tăng cường sản xuất tế bào lympho T, đây là một thành phần quan trọng của hệ thống miễn dịch chịu trách nhiệm chống lại nhiễm trùng. “Hàm lượng kẽm thấp trong cơ thể có liên quan đến việc giảm chức năng tế bào lympho T, điều này giải thích tại sao những người thiếu kẽm dễ bị bệnh hơn.” Thực tế có thể thấy rằng, những người thiếu kẽm thường có nhiều nguy cơ mắc bệnh viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng (cảm lạnh, thường xuyên đau ốm) cao hơn người bình thường.
Vai trò bảo vệ làn da của kẽm được thể hiện qua tác dụng chống viêm, cân bằng hệ sinh vật trên da và chóng làm lành vết thương:
- Kẽm có tác dụng chống viêm, chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Do vậy ở trên da, kẽm có vai trò hỗ trợ điều trị mụn trứng cá (do mụn trứng cá là kết quả của rối loạn viêm nhiễm).
- Kẽm cũng có tác dụng cân bằng hệ vi sinh vật trên da, giúp duy trì sự hài hòa của các vi khuẩn tốt và vi khuẩn có hại. Từ đấy giúp bảo vệ da chắc khỏe, hạn chế viêm nhiễm, mụn nhọt.
- Kẽm đóng vai trò chính trong việc điều chỉnh mọi giai đoạn của quá trình chữa lành vết thương: từ sửa chữa màng tế bào, stress oxy hóa, đông máu, viêm và bảo vệ miễn dịch, tái tạo biểu mô, hình thành mạch, đến xơ hóa/hình thành sẹo. Nếu hàm lượng kẽm trong cơ thể cao sẽ giúp các vết thương ngoài da chóng lành hơn: xước da, loét da, loét ở chân do bệnh tiểu đường, mụn viêm,....
- Nếu cơ thể bị thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến những thay đổi trên da như xuất hiện các mảng da khô, có vảy, màu đỏ, chàm trên mặt (quanh lỗ mũi) và vùng hậu môn sinh dục,....
Kẽm được biết đến như một loại khoáng chất bảo vệ hệ tiêu hóa. Nó giúp sửa chữa các tế bào trong đường ruột và giữ cho chúng khỏe mạnh để có thể hấp thụ chất dinh dưỡng đúng cách. Nếu thiếu kẽm, hàng rào bảo vệ đường ruột sẽ bị phá vỡ, gây thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột dẫn đến tiêu chảy và viêm nhiễm. Tình trạng này có thể được khắc phục khi cơ thể được bổ sung kẽm.
Các nhà nghiên cứu cho rằng bổ sung kẽm hàng ngày cùng với các loại vitamin khác có lợi cho sức khỏe của mắt, có thể làm giảm 25% nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác và giảm thị lực. Bổ sung kẽm cũng có thể giúp bảo vệ võng mạc chống lại các gốc tự do có hại gây tổn thương tế bào.
Kẽm là một khoáng chất vi lượng đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển của tế bào, đặc biệt là trong quá trình sản xuất các enzym cần thiết cho quá trình tổng hợp RNA và DNA. Kẽm phổ biến trong não, nơi nó liên kết với protein, do đó kẽm góp phần vào xây dựng cả cấu trúc và chức năng của não. Thiếu kẽm trầm trọng sẽ làm giảm chức năng não: suy giảm trí nhớ, giảm tập trung, chậm chạp trong phát triển nhận thức,... Do vậy cần bổ sung kẽm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để tránh tình trạng thiếu hụt, thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh và dẫn đến tăng chiều cao, cân nặng của bé.
Có thể bạn sẽ thấy kẽm trong thành phần của một số loại sản phẩm dành cho da mụn như viên đẩy mụn Murad, viên uống trị mụn DHC,... và từ đó đặt ra câu hỏi “Uống kẽm trị mụn? Sự thật hay lời đồn?”. Vậy trước khi trả lời câu hỏi này, chúng tôi sẽ bắt đầu với cơ chế hình thành mụn: Mụn trứng cá là tình trạng rối loạn nang lông và tuyến dầu (tuyến bã nhờn). Các tuyến bã nhờn tiết ra dầu (bã nhờn) để giữ ẩm cho da. Khi các tuyến bị tắc, nó có thể dẫn đến viêm, nổi mụn và u nang. Mụn trứng cá là một dạng viêm của cả viêm nhiễm và vi khuẩn.
Mà một trong những vai trò quan trọng của kẽm là kháng viêm, kháng khuẩn cao. Đặc biệt, kẽm kết hợp với axit alpha và beta giúp giảm viêm, tẩy tế bào chết (tế bào chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông) và giúp tiêu diệt vi khuẩn/nấm gây ra mụn trứng cá. Kẽm cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen mà khi thiếu hụt, chất sừng trong da có thể dính hơn – dẫn đến lỗ chân lông bị tắc nhiều hơn. Do vậy bổ sung kẽm giúp giải quyết một trong những nguyên nhân gốc rễ của sự hình thành mụn trứng cá (mụn viêm); giải quyết mẩn đỏ, kích ứng và viêm do các tình trạng như mụn trứng cá, bệnh hồng ban và viêm da tiết bã.
Kẽm cũng có thể giúp điều trị mụn bằng cách ức chế sản xuất bã nhờn do nó làm giảm lượng nội tiết tố nam (androgen) đóng vai trò then chốt hình thành mụn trứng cá và làm da tăng tiết dầu ở cả nam và nữ. Do vậy, ngoài điều trị mụn viêm thì kẽm còn có tác dụng điều trị mụn không viêm.
Đọc đến đây thì các bạn có thể hoàn toàn tin tưởng: Uống kẽm có thể trị mụn. Kẽm trong trị mụn được dựa trên những bằng chứng khoa học, nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng chứ không phải là một lời đồn.
Vì tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và giảm tiết bã nhờn mà chúng tôi đã giải thích ở mục 2 thì việc sử dụng kẽm để điều trị mụn là hoàn toàn có thể.
Hiện nay kẽm sử dụng trong điều trị mụn trứng cá có 3 loại: thuốc mềm dùng trên da, thuốc uống, thực phẩm bổ sung kẽm.
- Kẽm điều trị mụn được bào chế dưới dạng dùng này thường là bột nhão, gel, kem, lotion,.... Với dạng thuốc mềm bạn có thể bôi chúng trực tiếp lên các vùng da bị mụn trứng cá.
- Các phương pháp điều trị bằng kẽm tại chỗ bao gồm rửa mặt giàu kẽm, mặt nạ qua đêm, kem bôi, dưỡng ẩm và kem chống nắng.
- Một số loại kẽm dùng dạng thuốc bôi gồm:
+ Kẽm sulfat
+ Kẽm axetat
+ Kẽm octoat
- Ưu điểm của kẽm dạng bôi:
+ Tác dụng trực tiếp lên vùng da cần điều trị, giảm tác dụng không mong muốn với thuốc
+ Giảm độc tính trên gan (so với các thuốc dùng đường uống)
+ Tránh được ảnh hưởng của acid trong dạ dày, enzym tiêm hóa và thức ăn
+ Dễ sử dụng
- Nhược điểm của thuốc kẽm của dạng bôi:
+ Kết cấu da với mục đích bảo vệ da chống lại sự tác động của hóa chất khiến khả năng hấp thu thuốc bị hạn chế.
+ Đây là dạng thuốc không phân liều nên dễ bị sử dụng sai cách: quá liều gây tác dụng không mong muốn, không đủ liều khiến kết quả điều trị bị giảm.
+ Thao tác bôi thuốc mềm bằng tay có thể gây nhiễm khuẩn chéo (nhiễm khuẩn ở vùng da lành tính mà các đầu ngón tay tiếp xúc).
+ Có thể gây kích ứng da, niêm mạc khi sử dụng dài ngày.
+ Dễ bị nhiễm khuẩn và bị oxy hóa bởi môi trường sau mỗi lần sử dụng.
Kẽm dưới dạng dùng này thường được bào chế thành các viên nén, viên nang.
- Một số loại thuốc uống dựa trên kẽm phổ biến bao gồm:
+ Kẽm sulfat
+ Kẽm gluconat
+ Muối kẽm
- Ưu điểm:
+ Mụn trứng cá đôi khi có thể ảnh hưởng đến các vùng da rộng hoặc các bộ phận khó tiếp cận của cơ thể. Trong những trường hợp này cần dùng kẽm đường uống để cải thiện tình trạng da bên trong, điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra mụn.
+ Thuốc dạng này đã được phân liều sẵn nên rất tiện lợi trong việc sử dụng đúng liều lượng.
+ Không có hương vị nên không gây khó chịu khi nuốt.
- Nhược điểm:
+ Kẽm dạng uống chuyển hóa qua gan nên có thể gây độc tính trên gan.
+ Chịu ảnh hưởng bởi thức ăn và các acid trong dạ dày (Nhược điểm này có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh thời điểm dùng thuốc ).
Dạng này được sử dụng dưới rất nhiều dạng bào chế dùng đường uống: bột pha hỗn dịch, dung dịch uống, siro, viên nhai,....
- Ưu điểm:
+ Thực phẩm bổ sung kẽm khá lành tính, ít gây tác dụng không mong muốn hơn thuốc uống.
+ Tránh được nhiễm khuẩn chéo, kích ứng da so với thuốc mềm bôi ngoài da.
+ Có nhiều loại và hình thức bào chế giúp việc chọn mua và sử dụng đa dạng hơn.
- Nhược điểm: Thực phẩm bổ sung kẽm không có tác dụng điều trị. Chỉ có tác dụng bổ sung kẽm để hỗ trợ điều trị mụn.
Để sử dụng kẽm trong điều trị mụn an toàn và hiệu quả, bạn cần đọc kỹ 3 lưu ý sau:
- Lưu ý về liều dùng: Liều hiệu quả thường là 30mg kẽm nguyên tố/ngày hoặc 200mg kẽm gluconat. Liều khuyến cáo cho người lớn là không quá 40mg kẽm/ ngày. Tùy theo tình trạng của mụn nặng hay nhẹ mà các bác sĩ có thể sẽ thay đổi với liều phù hợp. Do vậy, bạn nên thăm khám và sử dụng kẽm trị mụn theo lời khuyên của bác sĩ/ dược sĩ. Tuyệt đối không được tự ý tăng hay giảm liều.
- Lưu ý về thời điểm dùng:
+ Với kẽm dùng đường uống: Nên uống trước bữa ăn ít nhất 1h hoặc 2h sau ăn.
+ Thực phẩm bổ sung kẽm chứa kẽm hữu cơ sinh học: Có thể bổ sung trực tiếp trong các bữa ăn, ăn với sữa hoặc nước hoa quả,...
- Lưu ý tương tác với thức ăn, đồ uống: Rượu, đồ uống có cồn làm giảm hấp thu kẽm. Do vậy bạn cần ngưng sử dụng rượu và các đồ uống có cồn trong suốt thời gian dùng kẽm trị mụn để đạt được hiệu quả tốt nhất.
VHN Bio đã có một số khảo sát để tìm hiểu tình nguyên nhân sử dụng kẽm trị mụn mà không hiệu quả của các bạn trẻ. Từ đấy các chuyên gia của chúng tôi đã tổng hợp và đưa ra 9 lời khuyên khi dùng kẽm trị mụn:
- Một liệu trình uống kẽm trị mụn có thể kéo dài 1-3 tháng. Do vậy việc kiên trì và duy trì đều đặn là yếu tố cần thiết giúp việc uống kẽm trị mụn đạt hiệu quả nhanh nhất.
- Sử dụng kẽm để trị mụn mất khoảng 2 - 4 tuần để thấy rõ tác dụng. Nhưng nếu sau 1 tháng mà bạn không thấy cải thiện thì cần báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra và xem xét lại liều, loại kẽm đang dùng.
- Nếu bạn bỏ lỡ một liều, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch trình dùng thuốc thông thường của bạn. Không tăng gấp đôi liều lượng.
- Nếu bạn bỏ lỡ việc bổ sung kẽm trong một hoặc nhiều ngày thì không có gì phải lo lắng, vì thiếu một liều vẫn chưa thể làm cơ thể thiếu kẽm nghiêm trọng. Tuy nhiên, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên bạn khi uống kẽm cố gắng nhớ dùng nó theo chỉ dẫn mỗi ngày.
- Kẽm đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây các ngộ độc kẽm với các triệu chứng như: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, miệng có vị kim loại, tổn thương thận và dạ dày và các tác dụng phụ khác. Nếu không may gặp trường hợp này, bạn cần ngưng sử dụng thuốc/ thực phẩm bổ sung và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.
- Kẽm có tác dụng trong điều trị mụn trứng cá, và tác dụng này có hiệu quả và an toàn hơn khi bạn bổ sung chúng cùng các loại Vitamin A, B, C. Do vậy bạn có thể lựa chọn sản phẩm bổ sung kẽm có chứa thêm các vitamin để làn da của bạn được cải thiện nhanh chóng hơn. Bạn cũng có thể nạp thêm Vitamin cho cơ thể qua chế độ ăn hàng ngày. Ăn đa dạng loại rau củ và hoa quả nhiều màu sắc giúp cơ thể được nhận nhiều loại vitamin khác nhau.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống cân bằng (nhiều rau, hoa quả, lượng protein vừa phải và uống ít nhất 2 lít nước/ ngày) có thể thúc đẩy làn da khỏe mạnh, giảm các bệnh mãn tính và giúp ngăn ngừa lão hóa sớm. Nuôi dưỡng cơ thể bằng vitamin, khoáng chất và đủ nước mỗi ngày có thể thúc đẩy sức khỏe làn da tốt hơn. Các thực phẩm ăn nhanh như pizza, khoai tây chiên và bánh mì kẹp thịt là nguyên nhân gây nổi mụn. Chế độ ăn uống với số lượng lớn carbohydrate tinh chế (nước ngọt, bánh ngọt, mì ống, đồ ăn vặt,...) thúc đẩy tình trạng viêm từ nhẹ đến mãn tính dẫn đến mụn trứng cá và mụn nhọt.
- Thiết lập chế độ ngủ nghỉ hợp lý: ngủ quá muộn (sau 23h) có thể làm gia tăng các yếu tố gây viêm làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá. Thức khuya có thể làm tăng hoạt động của nội tiết tố androgen, điều này gây ra sự gia tăng sản xuất bã nhờn dẫn tới sự phát triển của mụn trứng cá. Vì vậy, nếu bạn có thói quen thức khuya có thể suy nghĩ lại về lịch trình giấc ngủ của mình.
- Uống kẽm trị mụn kết hợp chăm sóc da hàng ngày: Thiết lập quy trình chăm sóc da đơn giản và nhẹ nhàng, dễ dàng lặp lại mỗi sáng và tối. Có thể sử dụng thêm mặt nạ thanh lọc và giải độc hàng tuần để giữ cho làn da được mịn màng, chắc khỏe. Một làn da chắc khỏe sẽ giúp việc sử dụng kẽm chóng đạt kết quả và an toàn cho da hơn.
Hy vọng những kiến thức mà VHN Bio đã cung cấp giúp giải tỏa băn khoăn của các bạn trong việc nghi ngờ tác dụng trị mụn của kẽm. Các chuyên gia VHN Bio mong rằng qua những lưu ý và lời khuyên ở trên sẽ giúp bạn sử dụng kẽm trị mụn đúng cách, hiệu quả và an toàn.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ các chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio qua Hotline 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.
Viêm phế quản là tình trạng viêm đường thở trong phổi, gây ra ho và sản xuất chất nhầy. Bệnh hay xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi, thời tiết lạnh giá này chính là cơ hội tốt để virus xâm nhập vào cơ thể bé gây bệnh. Đặc biệt, các mẹ có con nhỏ đang bị nhiễm phế quản cần lưu ý những giải pháp trị dứt điểm cũng như phòng viêm phế quản tái phát cho con nhé.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé