vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Cùng mẹ chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho trẻ trong ngày Tết

10/02/2021   1733 lượt xem

Tết là thời điểm mẹ phải bận rộn chuẩn bị mâm cỗ, đi chúc Tết và du Xuân cùng cả nhà. Do vậy, để bé ăn gì mà vẫn đủ chất mà mẹ vẫn có thời gian làm việc khác luôn là một câu hỏi lớn cho các mẹ. Hôm nay, VHN Bio sẽ cùng mẹ chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho trẻ trong ngày Tết đảm bảo dinh dưỡng cũng như nhanh và tiện lợi nhất qua bài viết dưới đây.

1. Những điều mẹ cần chú ý khi chuẩn bị thực phẩm cho thực đơn ăn dặm cho trẻ trong ngày Tết

Việc chuẩn bị thực phẩm, lên sẵn thực đơn ngày Tết cho bé đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là những lưu ý mà mẹ cần nắm khi lên thực đơn ngày Tết cho bé.

- Lựa chọn nguyên liệu tươi, sạch:

Tết là thời điểm vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm khó có thể được kiểm soát tốt. Nếu không cẩn thận mẹ rất dễ mua phải thực phẩm hết hạn, thực phẩm bẩn… ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nhất là với hệ miễn dịch còn non yếu của các bé. Do vậy, điều đầu tiên khi lựa chọn thực đơn ăn dặm cho bé mẹ cần nắm đó chính là lựa chọn đúng nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chú ý hạn sử dụng.

- Bảo quản thực phẩm đúng cách:

Với thói quen tích trữ đồ ăn trong ngày Tết, mẹ cần chú ý về vấn đề bảo quản thực phẩm.

Đối với các thực phẩm khô mẹ nên đọc kỹ thời hạn sử dụng, các thực phẩm tươi mẹ nên tìm hiểu cách bảo quản thực phẩm đúng cách để không làm mất chất dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ cần phải tính toán lượng thức ăn mua vừa đủ, tránh mua quá nhiều sẽ gây hư hỏng, biến chất thực phẩm, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. 

Nếu mẹ muốn chế biến sẵn các món ăn dặm thì cũng cần chú ý lượng bao nhiêu là đủ để tránh làm mất chất dinh dưỡng trong món ăn

- Chuẩn bị thêm các món ăn vặt:

Mẹ có thể chuẩn bị thêm các món ăn vặt bổ dưỡng cho bé trong ngày tết như bánh quy, sữa chua, hoa quả... Mẹ nên lên sẵn thực đơn, chia nhỏ thành từng phần để bé sử dụng, hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm đóng gói sẵn sẽ gây nhiều bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu…

> XEM THÊM:

- Lời khuyên dinh dưỡng cho trẻ trong một năm đầu đời

- 8 kinh nghiệm “xương máu” giúp mẹ dạy trẻ ăn uống lành mạnh

- Những kiến thức mẹ không thể bỏ qua khi cho bé ăn dặm

2. Thực đơn ăn dặm cho trẻ trong ngày Tết

2.1. Cháo bí đỏ, sườn non

Nguyên liệu: Gạo, sườn non, bí đỏ, hành khô, hành hoa.

Cách làm:

- Sườn non luộc qua, bỏ nước đầu rồi nấu cùng với gạo.

- Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu cho vào nồi cháo.

- Khi sườn đã nhừ, mẹ bỏ ra ngoài rồi gỡ bỏ xương và sụn, cắt nhỏ vừa với độ thô bé ăn. Xào qua với hành khô với dầu gạo, đảo qua thịt sườn.

- Múc cháo ra bát, cho thịt sườn lên trên, rắc ít hành hoa thái nhỏ là bé có thể ăn được.

2.2. Súp gà nấm cà rốt

Nguyên liệu: Lườn gà ta, nấm hương, ngô non, trứng gà, cà rốt, bột năng, nước dừa.

Cách làm: 

- Thịt gà rửa sạch, đun sôi với nước cùng ½ thìa cà phê muối đến khi gà vừa chín, gắp ra để nguội rồi xé nhỏ, băm hoặc xay nhuyễn tùy độ ăn thô của bé.

- Ngô non róc lấy hạt ngô, nấm hương mộc nhĩ ngâm nở mềm rồi cắt sợi nhỏ. Cà rốt gọt vỏ, băm nhỏ. Trứng mẹ đập lấy lòng đỏ rồi khuấy đều. Trong 1 bát nhỏ trộn 3 thìa bột năng với 5 thìa nước rồi khuấy tan. Hành ngò mẹ rửa sạch rồi băm nhuyễn.

- Cho nước dừa vào nồi nước luộc gà. Nước sôi cho ngô và cà rốt vào đun trong 3-5 phút cho chín rồi cho gà và nấm hương vào, rắc thêm hành ngò là hoàn thành.

2.3. Cháo yến mạch tôm, bắp cải

Nguyên liệu: Yến mạch, tôm, bắp cải, hành khô.

Cách làm:

- Yến mạch ngâm nước khoảng 30 phút rồi cho vào nồi nấu cháo.

- Tôm rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ chỉ lưng, băm nhỏ (tùy độ thô con ăn).

- Hành khô phi thơm, đảo tôm trên chảo.

- Bắp cải lấy lá, rửa sạch, thái nhỏ.

- Cho tôm, bắp cải vào nấu cùng với cháo.

2.4. Rau, củ nghiền 

Nguyên liệu: Mẹ có thể lựa chọn các loại rau củ như súp lơ, măng tây, cải bó xôi, bí ngòi, cà rốt, khoai lang,...

Cách làm:

- Rau/ củ mẹ rửa sạch, bỏ vỏ (với loại cần bỏ vỏ) thái nhỏ rồi luộc chín.

- Khi rau củ đã chín, mẹ vớt ra rồi nghiền qua rây hoặc xay nhuyễn. Nếu mẹ xay, hãy để rau củ nguội hẳn rồi xay để tránh làm biến đổi hương vị tự nhiên của rau củ. 

- Cho thêm phần nước luộc để điều chỉnh độ đặc lỏng cho phù hợp với thời điểm con tập ăn.

2.5. Cháo thịt heo nấu khoai tây

Nguyên liệu: Thịt heo, khoai tây, gạo...

Cách làm:

- Thịt heo rửa sạch, băm nhuyễn theo độ ăn thô của bé. Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, cắt nhỏ.

- Cho gạo vào nước để nấu cháo.

- Khi cháo đã sôi, mẹ cho thịt lợn, khoai tây vào đun đến khi chín mềm. 

- Khi cháo chín thì bỏ vào máy xay nhuyễn hoặc rây mịn. Với bé ăn thô tốt thì mẹ có thể cho bé ngay không cần xay.

Trên đây là một số gợi ý thực đơn ăn dặm cho trẻ trong ngày Tết, hy vọng sẽ giúp các mẹ tiết kiệm thời gian chuẩn bị mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho con. Nếu có bất cứ vấn đề gì trong việc chăm sóc con ngày Tết, mẹ vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn / Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio

 

Bài viết liên quan

Acid folic: Tất tần tật những điều cần biết để bổ sung hiệu quả nhất

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.

Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến thuật ngữ “acid folic”, một dưỡng chất vô cùng quan trọng với cơ thể, đặc biệt là với phụ nữ và trẻ nhỏ. Vậy acid folic là gì, có vai trò ra sao, nếu thiếu acid folic sẽ dẫn đến hậu quả gì,... bạn đã nắm rõ chưa? Hãy cùng chuyên gia dinh dưỡng nhà VHN Bio tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!  

Thiếu máu ăn gì? Bật mí 15 siêu thực phẩm bổ máu 

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Thực phẩm bổ máu không những giúp phòng ngừa mà còn hỗ trợ cải thiện tốt tình trạng thiếu máu. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết thiếu máu ăn gì, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. Các chuyên gia VHN Bio sẽ bật mí cho bạn 15 siêu thực phẩm bổ máu nên ăn mỗi ngày.   

[Hỏi- đáp] 8 câu hỏi thường gặp về DHA, EPA

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

DHA, EPA là những hợp chất vàng mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe và ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về hai chất này và cách bổ sung một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, VHN Bio đã tổng hợp và giải đáp những câu hỏi thường gặp về DHA và EPA giúp bạn có thông tin đầy đủ về hai chất này qua bài viết dưới đây.

Omega-3 là gì? Khám phá 18 lợi ích của omega-3 đối với sức khỏe

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Thủy - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Omega-3 được nhắc tới với rất nhiều vai trò quan trọng trong các khía cạnh của sức khỏe bao gồm sự phát triển và chức năng của não bộ, hệ tim mạch, hệ miễn dịch và hệ thần kinh. Liệu rằng bạn đã biết omega-3 là gì và những lợi ích mà omega-3 mang lại cho sức khỏe? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về omega-3.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé