vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Dấu hiệu nhận biết bé biếng ăn tâm lý và cách khắc phục

09/04/2020   17024 lượt xem

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Cha mẹ luôn muốn con hay ăn chóng lớn, con ăn càng nhiều bố mẹ lại càng vui. Đôi khi vì chạy theo số lượng dẫn tới cảnh ép con ăn. Bố mẹ có biết nếu cứ tiếp nối những sai lầm này con có thể biếng ăn tâm lý. Dấu hiệu biếng ăn tâm lý là gì và cách khắc phục ra sao, mời bố mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

 

1. Biếng ăn tâm lý là gì?

Biếng ăn tâm lý là một chứng rối loạn ăn uống phổ biến ở trẻ. Tình trạng này thường xuất phát từ tâm lý lo lắng, sợ hãi hoặc căng thẳng trước mỗi bữa ăn, khiến bé không muốn ăn mặc dù bữa ăn trước đã cách nhiều tiếng đồng hồ. Sẽ khó khăn hơn để xác định nguyên nhân vì sao trẻ mãi không chịu ăn. Biếng ăn tâm lý thường được xác định khi đã loại trừ hết các khả năng trẻ biếng ăn do thay đổi sinh lý và do mắc bệnh. Tức là, trong khoảng thời gian này, trẻ không có bất kỳ thay đổi sinh lý nào như mọc răng, mới biết tập lẫy, tập bò,... và con đang hoàn toàn khỏe mạnh. 

> XEM THÊM:

-Giải pháp nào cho bé biếng ăn? Cùng bố mẹ “vượt chướng ngại vật”

-5 điều quan trọng để nuôi dưỡng thói quen ăn uống tốt ở trẻ biếng ăn

-Mẹ đã biết: 5 mức độ của biếng ăn chưa?

Tặng bố mẹ bộ Video Khóa học dinh dưỡng - Làm cha như chuyên gia

2. Nguyên nhân trẻ biếng ăn tâm lý

Tâm lý tiêu cực như lo lắng, sợ hãi, căng thẳng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến biếng ăn tâm lý. Vậy những cảm xúc như vậy bắt đầu từ đâu, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu: 

- Do các bữa ăn quá đầy đủ khiến bé cảm giác không thể xử lý hết

- Do 2 bữa cữ ăn, cữ bú cách nhau quá gần khiến trẻ vẫn còn cảm giác no

- Do tâm lý bố mẹ luôn sợ con ăn ít, dẫn đến tình trạng ép ăn, dọa nạt con khiến trẻ hình thành tâm lý sợ ăn

- Do món ăn nhàm chán, lặp đi lặp lại, không gây hứng thú cho trẻ. 

Mỗi trẻ có thể xuất hiện biếng ăn tâm lý với nguyên nhân khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh. Để biết cụ thể hơn về trường hợp của con mình, ba mẹ hãy kết nối đến VIện Dinh dương VHN Bio để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn nhé!

3. Điểm danh những dấu hiệu biếng ăn tâm lý của trẻ

Mỗi trẻ có biểu hiện biếng ăn tâm lý khác nhau. Dưới đây là những dấu hiện biếng ăn tâm lý thường gặp:

- Trẻ đói, có biểu hiện tìm ti, mút tay nhưng khi cho ăn lại không ăn hoặc ăn rất ít

- Trẻ khóc khi nhìn thấy bàn ăn, đồ ăn

- Trẻ che miệng khi thấy thức ăn hoặc ngậm miệng lại.

- Trẻ quay mặt đi khi mẹ đút thức ăn vào miệng.

- Trẻ thường xuyên ngậm thức ăn, không nuốt và khóc nếu bị mẹ ép.

- Trẻ vứt đồ ăn, bát đĩa, cầm ngược thìa trong bữa ăn

- Với trẻ lớn hơn trẻ sẽ trốn mẹ vào giờ ăn hoặc ăn rất ít, tỏ ra khó chịu khi ăn. Nhiều trẻ còn có xu hướng giả vờ đau bụng để trốn ăn.

Ngoài những biểu hiện trên trong giờ ăn, trẻ vẫn vui chơi, chạy nhảy bình thường. Trẻ cũng thích ăn vặt như snack, xúc xích, sữa chua...

4. Bố mẹ nên làm gì để cải thiện biếng ăn tâm lý ở trẻ?

Nếu bé biếng ăn kéo dài, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thể chất cũng như sức khỏe toàn diện của con. Vì vậy, cha mẹ cần sớm có biện pháp can thiệp để cải thiện vấn đề trên của trẻ. Cha mẹ có thể áp dụng một trong những cách sau:

4.1. Không ép trẻ ăn

Ép trẻ ăn là thói quen của nhiều mẹ Việt, đặc biệt khi thấy con có dấu hiệu nhỏ con hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Ép trẻ ăn khiến bữa ăn của mẹ và trẻ giống như cuộc chiến và tình trạng sợ ăn của trẻ ngày càng cao hơn. Chưa kể, khi ép trẻ, trẻ vừa khóc vừa ăn có thể dẫn tới sặc cháo, thức ăn, cơm rất nguy hiểm như tắc đường thở chẳng hạn. Thay vào đó, mẹ nên cho trẻ ăn theo nhu cầu, tức là cho trẻ ăn khi bé muốn và dừng cho ăn khi trẻ không muốn nữa.

4.2. Chia nhỏ bữa ăn

Thay vì 3 bữa chính, hãy chia thành 5-6 bữa nhỏ một ngày để bé không còn cảm thấy sợ ăn nhưng vẫn đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bố mẹ nên lựa chọn các thực phẩm dồi dào chất dinh dưỡng gồm đạm, tinh bột, chất xơ, vitamin, muối khoáng cho từng bữa ăn, giúp con luôn có đủ năng lượng để sẵn sàng hoạt động cả ngày dài.

4.3. Thay đổi thực đơn liên tục

Không chỉ riêng trẻ, ngay cả người lớn nếu ăn mãi một món ăn chắc chắn sẽ cảm thấy chán. Trong khi đó, vị giác của trẻ rất nhạy cảm, trẻ sẽ không chịu ăn một món trong thời gian dài và dẫn tới mất cảm giác thèm ăn. Do đó, mẹ liên tục thay đổi món mới cho trẻ ăn để kích thích vị giác của con. 

Hãy linh hoạt cơm, cháo, phở, bún thay vì cho trẻ ăn mãi cháo hoặc cơm. Trong 1 ngày, mẹ có thể cho trẻ ăn 2 món chính là cháo hoặc cơm, bữa còn lại mẹ có thể cho trẻ bún, mì, nui hoặc ăn tự do như bánh mì, trái cây… Ngoài ra, mẹ nên thử trang trí món ăn với nhiều màu sắc hoặc hình thù ngỗ nghĩnh để khơi gợi sự thích thú của bé. 

4.4. Cho trẻ ngồi ăn cùng cả nhà

Thói quen nhiều mẹ Việt là cho trẻ ăn riêng từng bữa. Mặc dù ăn riêng có thể khiến con tập trung ăn uống, nhưng với những trẻ biếng ăn, mẹ có thể cho bé ăn cùng mọi người để thay đổi không khí và tâm trạng ăn uống. Khung cảnh người thân ăn uống ngon miệng có thể kích thích trí tò mò của trẻ với món ăn và khiến trẻ bắt chước. Dần dần, tình trạng trẻ biếng ăn tâm lý sẽ cải thiện. Mẹ sẽ bất ngờ với kết quả trẻ ăn ngon và luôn mong chờ đến đến giờ ăn cùng với gia đình.

4.5. Xây dựng bầu không khí thoải mái trong bữa ăn

Không khí trong bữa ăn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của trẻ với đồ ăn. Bố mẹ hãy cố gắng tạo bầu không khí thoải mái, tránh dọa nạt. Thay vào đó, bố mẹ có thể trò chuyện với trẻ để khiến bé chủ quan, quên mất cảm xúc sợ hãi bữa ăn và ăn hết khẩu phần lúc nào không hay. 

Trên đây là một vài phương pháp chính ba mẹ thường áp dụng khi trẻ biếng ăn tâm lý. Tuy nhiên, mỗi tret sẽ có sở thích và cá tính riêng, để hiểu hơn về con mình cũng như phương pháp giải quyết, ba me hãy đăng ký tư vấn miễn phí ngay tại đây, đội ngũ chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio sẽ kết nối với ba mẹ nhé!

5. Một số lưu ý khi cho trẻ biếng ăn tâm lý

Dưới đây là một số lưu ý hữu ích mẹ cần biết trong quá trình xây dựng bữa ăn khoa học cho trẻ biếng ăn tâm lý:

- Không trộn thuốc với thức ăn cho trẻ.

- Không cho trẻ ăn vặt trước bữa chính.

- Không kéo dài thời gian ăn.

- Nói chuyện vui vẻ với bé trong bữa ăn.

- Cho bé thử món mới và để bé quyết định món bé sẽ ăn.

Nuôi con chưa bao giờ là việc dễ dàng, với những bé biếng ăn trong thời gian dài, mẹ cần kiên trì để thay đổi thói quen ăn uống của trẻ và giúp trẻ ăn ngon hơn.

6. Scumin Gold- Bổ sung vi khoáng kẽm giúp trẻ sớm cải thiện biếng ăn tâm lý

Song song với việc áp dụng những biện pháp trên, mẹ có thể tham khảo sản phẩm bổ sung khoáng vi lượng thiết yếu có nguồn gốc 100% thực vật, đặc biệt là kẽm vì có khả năng kích thích ngon miệng hiệu quả. 

Scumin Gold là công thức nâng cấp của phiên bản Scumin trước đó, bổ sung chủ yếu kẽm và các khoáng chất quan trọng khác gồm đồng, mangan, selen cùng các vitamin nhóm B, vitamin C và lysin. Đây đều là các vi chất thiết yếu giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, cải thiện vị giác giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu. Đây là dòng sản phẩm ưu việt với trẻ nhỏ, khác biệt so với các dòng sản phẩm cùng công năng khác trên thị trường.

Đặc biệt, Scumin Gold mang đến nguồn khoáng vi lượng sinh học hữu cơ có nguồn gốc 100% từ mầm đậu xanh làm tăng khả năng hấp thu và sinh khả dụng. Vì có nguồn gốc từ thực vật nên Scumin Gold an toàn lành tính, không gây ra tác dụng phụ, không để lại dư thừa trong cơ thể, tự đào thải trong 10h đồng hồ. 

Xem thêm: Trẻ biếng ăn hay ốm vặt

Ngoài ra, Scumin Gold giúp hỗ trợ và phục hồi sức khỏe thuận tự nhiên ở trẻ. Sử dụng Scumin Gold cho trẻ, mẹ sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc chăm sóc và cho con ăn vì sản phẩm giúp kích thích ăn ngon để trẻ hứng thú hơn, không còn cảm giác biếng ăn, từ đó nâng cao sức đề kháng của trẻ.

7. Scumin Gold có thực sự tốt không? 

"Bé nhà mình nhìn trộm vía bụ bẫm như thế này thôi, chắc các mẹ không biết con mình trước rất lười ăn. Mỗi lần đến bữa, làm đủ trò rồi mà lúc thì con ngậm, lúc thì lắc đầu, lúc thì giả vờ đau bụng, đau đầu. Con thì gầy gò, đã thế còn hay ôm vặt, đi đâu cũng bị bảo mẹ chả biết chăm con." Vậy hành trình "đánh bay" tình trạng con biếng ăn, gầy yếu của "Gia đình Mèo máy" có bí quyết gì, ba mẹ hãy cùng theo dõi nhé!

"Từ ngày mẹ tìm được thuốc tăng đề kháng của viện VHN cho em bé Miumiu uống thì mẹ nhàn được bao nhiêu về vấn đề ăn uống của con và trộm vía tỉ lần con không ốm vặt cũng như không phải dùng đến kháng sinh, đợt này viện lại ra dòng Scumin Gold vị thơm ngọt nhẹ dễ uống nên em bé lại càng thích ạ. Mình mong muốn những trải nghiệm của em bé nhà mình cũng sẽ giúp được nhiều bé đang gặp tình trạng ăn uống, đề kháng kém có thể biết đến sản phẩm bổ sung vi chất sinh học an toàn, lành tính, các con chóng cải thiện và có sức khỏe thật tốt như em bé nhà mình nhé. Và cũng rất cảm ơn Bác sĩ Lương Thảo là người tư vấn cho mình rất nhiệt tình.

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm Scumin Gold, hãy liên hệ với chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, tìm hiểu thêm thông tin qua website:http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 / Zalo: 0936.65.35.45 để được các bác sĩ/ dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí trong suốt quá trình phát triển của con.

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé