vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Gợi ý thực đơn ăn dặm măng tây cho bé

23/09/2020   1751 lượt xem

Măng tây từ lâu đã được chứng minh có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là với các bé trong độ tuổi ăn dặm. Nhiều chuyên gia khuyên rằng, mẹ nên bổ sung loại thực phẩm này trong bữa ăn dặm hàng ngày của con để được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Sau đây VHN Bio sẽ gợi ý cho mẹ thực đơn ăn dặm măng tây cực hấp dẫn để mẹ có thể bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé nhé!

1. Những lợi ích sức khỏe mà măng tây đem lại

Măng tây chứa một hàm lượng lớn vitamin C, vitamin B, chất xơ và axit folic. Đây đều là những chất thiết yếu vô cùng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của bé, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh mẽ, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Đồng thời măng tây còn bao gồm một loại carbohydrate với tên gọi inulin, cho khả năng tăng cường lợi khuẩn đường ruột, giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Loại thực phẩm này còn chứa một hàm lượng chất xơ vô cùng lớn, cứ 200g măng tây lại có đến 3,6g chất xơ, giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Lượng vitamin K dồi dào trong măng tây còn giúp tăng khả năng đông máu trong cơ thể, giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

 

 

> XEM THÊM:

- Mẹ nên cho bé ăn gì qua các thời kỳ ăn dặm của trẻ?

- Ăn dặm rau má và những công dụng vượt trội với sức khỏe của trẻ

- Thực đơn ăn dặm rau củ cho bé từ A đến Z

 

2. Gợi ý thực đơn ăn dặm măng tây cho bé

2.1. Măng tây nghiền

Để chế biến món ăn này vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Mẹ chỉ cần lấy một ít măng tây tươi, rửa sạch rồi luộc hoặc hấp cho đến khi chín mềm. Sau khi măng tây đã chín, mẹ cho vào máy xay xay nhuyễn hoặc dùng cối giã, lọc qua rây là bé đã có thể ăn được ngay.

Mẹ có thể nghiền măng tây chung với táo để tăng thêm hương vị, giúp bé thích thú hơn với món ăn.

2.2. Súp măng tây

 

Chuẩn bị:

- 250g măng tây

- 1 củ hành tây

- 1 thìa cà phê gừng và tỏi

- Muối, tiêu vừa đủ

- Bơ

 

Chế biến:

- Măng tây rửa sạch, bỏ gốc, cắt nhỏ.

- Cho bơ vào trong chảo rồi đun chảy, cho hành tây, tỏi, gừng vào xào chung với măng tây cắt nhỏ. Thêm muối và hạt tiêu và xào trong một vài phút.

- Tiếp tục cho vào chảo 2 cốc nước, đậy nắp lại và để sôi trong 10 phút rồi tắt bếp.

- Cho hỗn hợp vào máy xay, xay nhuyễn rồi lọc qua rây là bé đã có thể dùng được ngay.

 

 

2.3. Cháo măng tây thịt bò

Cháo măng tây thịt bò vừa có hương vị hấp dẫn, vừa chứa nhiều chất dinh dưỡng vô cùng tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ. Sự kết hợp giữa thịt bò và măng tây sẽ vô cùng hoàn hảo, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để bé phát triển toàn diện cả thể chất và trí não.

 

Chuẩn bị:

- 20g gạo trẻ

- 250g măng tây

- 20g thịt bò

- Dầu ô liu, hành trắng

 

Chế biến:

- Gạo tẻ vo sạch, cho vào nồi với một lượng nước vừa đủ, nấu trên ngọn lửa vừa.

- Măng tây rửa sạch, tước vỏ, bỏ gốc, cắt lấy phần non. Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn hoặc thái thành những miếng nhỏ.

- Hành trắng rửa sạch, bóc vỏ, thái nhỏ rồi cho vào xào cùng dầu cho thật thơm, sau đó tiếp tục cho măng tây và thịt bò vào xào chín.

- Khi hỗn hợp đã chín, cho vào máy xay xay nhuyễn. 

- Cháo chín, cho hỗn hợp thịt bò và măng tây vào trong nồi vào đảo đều, nêm nếm cho vừa ăn là xong.

 

 

3. Những lưu ý khi mẹ cho trẻ ăn măng tây

Mặc dù có nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên, cũng giống như bông cải xanh, măng tây cũng là một loại thực phẩm gây đầy hơi cho bé. Do vậy, đối với trẻ mới bắt đầu ăn dặm, mẹ không nên bổ sung măng tây vào trong thực đơn hằng ngày vì lúc này hệ tiêu hóa của con vẫn còn rất non nớt, chưa phát triển toàn diện nên sẽ rất dễ gặp tình trạng khó tiêu.

Thời điểm phù hợp nhất để cho trẻ ăn măng tây là khoảng từ 8 tháng đến 12 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của con cũng hoàn thiện tốt hơn, đồng thời, phản xạ nhai, nuốt thức ăn của bé cũng đã dần thành thạo và đã có thể ăn được nhiều loại thức ăn thô.

Trên đây là thực đơn ăn dặm măng tây mà mẹ có thể lưu lại để bổ sung cho bé. Nếu như mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về thực đơn ăn dặm cho bé, các mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé