vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Khi cho bé ăn dặm bé tự chỉ huy mẹ cần lưu tâm điều gì?

12/12/2020   1457 lượt xem

Có 3 phương pháp ăn dặm thường được các mẹ sử dụng đó là ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm bé tự chỉ huy. Và phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy là phương pháp được nhiều mẹ quan tâm, lựa chọn cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm nhất. Tuy nhiên, là phương pháp được nhiều mẹ ưa chuộng nhưng vẫn có nhiều mẹ mắc sai lầm do chưa thật sự hiểu rõ. Cùng nhau tìm hiểu những kiến thức về ăn dặm bé tự chỉ huy thông qua bài viết sau đây, để áp dụng đúng nhất cho con, bố mẹ nhé!

 

1. Ăn dặm bé tự chỉ huy là gì?

Ăn dặm bé tự chỉ huy còn gọi là ăn dặm BLW (Baby Led Weaning), là phương pháp mà trẻ được tự ý quyết định những món ăn mà trẻ thích. Trẻ ăn bốc, hay tự tay cầm thức ăn đưa vào miệng theo cách mà trẻ muốn. Cha mẹ sẽ ngồi cùng bàn và ăn uống cùng với trẻ ngay từ những lần ăn dặm đầu tiên và không can thiệp vào hoạt động ăn uống của trẻ. Điều này giúp trẻ tự do khám phá và làm quen với việc ăn uống theo cách thức tự nhiên nhất.

2. Những lợi ích từ phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy

- Giúp bé phối hợp khéo léo các ngón tay: Khi bước sang tháng thứ 7, bé bắt đầu phát triển khả năng cầm, nắm. Bằng cách cho bé tập ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy, mẹ sẽ giúp bé thực hành kỹ năng nhón, bốc thức ăn thường xuyên.

- Hạn chế tình trạng biếng ăn: Việc cho bé tập làm quen với thực phẩm thô từ sớm sẽ giúp bé hạn chế được tình trạng biếng ăn sau này. 

- Tăng khả năng phối hợp tay và mắt: Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy sẽ giúp bé kích thích việc sử dụng kết hợp tay, mắt và miệng của bé. Việc lựa chọn thực đơn kết hợp, nhiều màu sắc sẽ giúp con tăng cường khả năng phối hợp đó.

-  Kích thích phát triển các giác quan: Ăn dặm tự chỉ huy là một lựa chọn tốt để tăng cường khả năng cảm nhận cho bé. Từ thị giác được nhìn thấy những màu sắc, kết cấu thực phẩm khác nhau đến xúc giác khi được chạm vào thực phẩm, vị giác khi được nếm những món mình chọn và cuối cùng là thính giác là những âm thanh do thức ăn tạo ra trong miệng.

- Giúp bé rèn luyện tính tự lập: Đây là ưu điểm nổi bật của phương pháp BLW so với các phương pháp ăn dặm truyền thống khác. Khi bé đã quen với việc tự cầm nắm đồ ăn của mình, bé sẽ biết cách sử dụng muỗng, nĩa sớm hơn so với các bé được cha mẹ đút. 

> XEM THÊM:

- Những điều cần biết về ăn dặm giai đoạn đầu của trẻ

- Bố mẹ có biết: Phân biệt các phương pháp ăn dặm cho trẻ?

- 7 thử thách bố mẹ hay gặp khi cho bé ăn dặm

3. Nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy

Để cho trẻ ăn dặm kiểu blw đúng cách bạn cần có những nguyên tắc sau:

- Về thức ăn:

+ Các món ăn được chọn phải phù hợp với sở thích của trẻ nhưng vẫn phải cân bằng được giá trị dinh dưỡng.

+ Chọn những thức ăn theo độ tuổi của trẻ để đảm bảo cơ thể bé có thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng.

+ Nên cắt sợi hay cắt hình que ngắn để việc ăn uống của bé được dễ dàng hơn

+ Hạn chế muối, nhiều đường, mật ong, đồ ăn sẵn, thức ăn nhanh, trứng lòng đào hay các loại hạt ngũ cốc để tránh gây tổn hại đến hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. 

- Về cách ăn:

+ Tư thế: Nên cho bé ngồi trên ghế ăn, luyện cho bé quen tư thế ngồi thẳng lưng ngay từ những buổi đầu, mặt quay về phía bàn ăn.

+ Bạn cần tôn trọng vào quyết định ăn uống của trẻ, hãy để trẻ làm quen và tự lập với việc ăn uống.

+ Chọn thời điểm cho trẻ ăn phù hợp, lúc trẻ tỉnh táo, không mệt mỏi, không buồn ngủ, không quấy khóc.

+ Không hối thúc trẻ khi ăn, không nói hay có những cử chỉ khiến bé bị rối trí khi xử lý thức ăn.

+ Không cố đút, ép trẻ ăn những món mà trẻ không thích, ăn nhiều hơn so với lượng thức ăn mình mong muốn.

4. Một số sai lầm mẹ hay mắc phải khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy

4.1. Cho bé ăn dặm tự chỉ huy quá sớm

Do đây là phương pháp mà bé được ăn thô ngay từ khi bắt đầu cho nên phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW chỉ thích hợp với các bé từ 6 tháng tuổi trở lên, khi hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện hơn. Giới thiệu phương pháp ăn dặm tự chỉ huy khi còn quá sớm không chỉ làm tăng tỷ lệ thất bại mà còn có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bé, khiến cho bé cảm thấy chán ghét việc ăn uống, từ đó dẫn đến biếng ăn.

4.2. Lựa chọn sai thực phẩm

Do được bắt đầu ăn thô luôn nên việc lựa chọn thực phẩm ăn dặm phù hợp cho bé là điều vô cùng quan trọng. Nhiều bậc cha mẹ cho bé ăn các thực phẩm có dạng rắn, dạng hạt như đậu đũa, khoai lang, khoai tây,... khiến bé dễ có nguy cơ hóc, nghẹn,... rất nguy hiểm.

Với các bé mới tập ăn dặm, mẹ nên chọn các loại rau củ quả mềm, dễ tiêu hóa, có thể cắt thành thanh dài cho bé dễ cầm nắm, chỉ nên hấp hoặc luộc mềm vừa phải để bé không bóp nát thực phẩm được

Gợi ý một số thực phẩm dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn đầu tập ăn dặm:

- Các loại rau củ: Bông cải xanh, cà rốt, dưa leo, su su, su hào, bí đỏ, bí xanh, măng tây…

- Trái cây: Táo, lê, đào, chuối, cam, dưa hấu, dưa lưới, xoài

- Tinh bột: Bánh mì, bún, phở, nui, mì Ý…

- Thịt: Thịt gà, lợn, cá. Tôm và các loại hải sản chỉ thích hợp cho các bé từ 7 tháng tuổi trở lên.

4.3. Cho bé ăn quá nhiều

Trong giai đoạn đầu, ăn dặm tự chỉ huy BLW không nhằm mục đích giúp bé no bụng. Phương pháp này chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng cầm nắm thực phẩm và kỹ năng nhai nuốt, đồng thời tập làm quen với mùi vị thực phẩm. Do vậy, mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều trong cùng một bữa.

Không những vậy, việc để quá nhiều thức ăn sẽ làm bé bị bối rối, không biết chọn lựa thế nào. Với trí tò mò của mình, các bé 6 tháng tuổi cũng có xu hướng muốn khám phá mọi thứ trên bàn. Thức ăn chưa kịp cho vào miệng đã có nguy cơ bị vứt đi để cầm một món khác lên.

Mẹ nên cho bé ăn với một lượng vừa phải, không để quá nhiều thức ăn trong một bữa ăn. Đồng thời tôn trọng khẩu vị và khả năng ăn uống của trẻ, không được ép trẻ ăn.

Ăn dặm là một trong những bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Chính vì vậy, mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp cho bé. Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về việc ăn dặm của bé, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. 

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé