vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Thuốc cảm và thuốc ho có thực sự an toàn cho trẻ?

20/11/2020   1123 lượt xem

Theo các bác sĩ của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, mẹ không nên tự ý cho trẻ dưới 4 tuổi uống thuốc cảm và ho khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ, mà thay vào đó nên tìm cách làm dịu các triệu chứng. Vì thực chất, trẻ bị cảm lạnh sẽ tự khỏi sau 5 ngày dù được uống thuốc hay không. Trong khi những loại thuốc này không hề có tác dụng gì trong việc chống lại virus và giúp trẻ giảm nhanh các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi hoặc ho. Hơn nữa, chúng còn gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ. 

 

Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn lý do thuốc ho và cảm lạnh không thực sự tốt cho trẻ cũng như các mẹo chữa trị mẹ cần biết. 

1. Các loại thuốc cảm và ho

Thuốc ho và cảm lạnh thường thuộc bốn loại sau đây, phần lớn có chứa các thành phần tương đối giống nhau để điều trị các triệu chứng của bệnh:

+ Thuốc thông mũi: Giúp giảm nghẹt mũi, nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ như tăng nhịp tim, bồn chồn, nôn mửa, run rẩy.

+ Thuốc kháng histamin: Giúp giảm chảy nước mũi, nhưng đồng thời gây ra các tác dụng phụ bao gồm tăng động, buồn ngủ, khô miệng và một số trường hợp hiếm gặp là ảo giác.

+ Thuốc giảm ho: Giảm nhu cầu muốn ho, nhưng thuốc ức chế này có thể gây ra tác dụng phụ như buồn ngủ quá mức, bồn chồn, chóng mặt và nôn mửa. 

+ Thuốc long đờm: Loại thuốc này làm lỏng chất nhầy trong cổ họng để dễ ho ra đờm hơn. Các tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau đầu.

> XEM THÊM:

- Tất tần tật những điều cần biết về ho

- Nên uống gì khi ốm để giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên

- Kẽm có phải phương pháp điều trị tốt nhất cho cảm lạnh thông thường?

2. Tại sao thuốc cảm và ho không an toàn?

Mỗi trẻ sẽ có khả năng thích ứng với thuốc khác nhau. Vì vậy ngay cả khi mẹ cho trẻ uống đúng liều lượng, thuốc vẫn sẽ gây ra ít hay nhiều các tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, nôn mửa, mất ngủ, ăn nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, hiếm hơn là ảo giác và thậm chí co giật.

Hơn nữa, vì những loại thuốc này có thể chứa các thành phần chồng chéo, nên bé có thể vô tình dùng quá liều khi dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc — như siro ho, thuốc ho và thuốc cảm — ngay cả khi mẹ làm theo hướng dẫn dùng thuốc chính xác cho từng loại.

Thuốc ho và thuốc cảm có an toàn cho trẻ trên 4 tuổi không? Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu vấn đề này. Dù khả năng chịu ít tác dụng phụ hơn, nhưng chưa chắc những loại thuốc này sẽ giúp trẻ khỏi bệnh hoàn toàn. Việc lạm dụng thuốc còn khiến hệ miễn dịch của trẻ yếu đi, không đủ sức đề kháng tự chữa lành cho cơ thể. Vì vậy, giải pháp an toàn và hiệu quả nhất mẹ nên làm lúc này là… bỏ hết thuốc đi và tìm cách xoa dịu các triệu chứng. 

3. Các biện pháp chữa ho an toàn cho trẻ em

Sử dụng thuốc nhỏ mũi riêng cho trẻ

Thuốc nhỏ mũi không chỉ làm sạch khoang mũi, mà còn giúp di chuyển chất nhầy ra khỏi khoang. Hãy bé trong lòng, để đầu hơi ngả về phía sau, sau đó bóp nhẹ để một hoặc hai giọt dung dịch nước muối vào hai bên lỗ mũi.  Làm điều này tối đa bốn lần một ngày, đặc biệt trước khi đi ngủ có thể giảm tắc nghẽn ở trẻ và giúp trẻ ngủ ngon hơn. Nếu bé đang bú mẹ hoặc bú bình, hãy làm động tác này trước đó.

Bù khoáng cho trẻ

Uống đủ nước không chỉ giúp tăng tốc độ thải độc, ngăn cơ thể mất nước khi bị sốt mà còn làm lỏng chất nhầy trong mũi và cổ họng của bé, giúp bé thở dễ dàng. Với trẻ sơ sinh, mẹ nên để bé bú mẹ cách 3 tiếng 1 cữ (hoặc lâu hơn). Đối với trẻ lớn hơn, trẻ có thể uống nước hoa quả pha loãng. 

Giúp bé ngủ ngon hơn với máy tạo độ ẩm

Máy tạo độ ẩm kiêm làm mát sẽ giúp làm ẩm đường mũi, làm dịu họng và giảm bớt những cơn ho ám ảnh về đêm. Nhớ thay nước và vệ sinh bộ lọc cách ngày để tránh tích tụ vi khuẩn. Và tránh sử dụng máy tạo ẩm nước nóng vì chúng dễ gây bỏng cho trẻ. 

Hạ sốt cho bé

Thực chất mà nói, việc trẻ bị sốt nhẹ là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị virus xâm nhập. Nhưng nếu cơn sốt khiến bé cáu kỉnh, bồn chồn hoặc đau nhức, các loại thuốc như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Motrin) có thể giúp hạ sốt an toàn trong vòng một giờ. Mẹ lưu ý khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào đều cần sự tư vấn kỹ càng của bác sĩ nhi khoa. 

4. Khi nào mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ?

Nếu bé sốt cao hơn mức cho phép trong độ tuổi của bé, mẹ hãy đưa bé tới gặp bác sĩ ngay:

+ Bé dưới 3 tháng và có nhiệt độ trực tràng là 100,4 độ F hoặc cao hơn.

+ Bé từ 3 đến 6 tháng và có nhiệt độ trực tràng từ 101 độ F trở lên.

+ Bé hơn 6 tháng và có nhiệt độ trực tràng từ 103 độ F trở lên.

Mẹ cũng nên thông báo cho bác sĩ nhi khoa nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau đây:

+ Bé thấy khô miệng và khóc ít hoặc không có nước mắt.

+ Các triệu chứng cảm lạnh không bắt đầu cải thiện sau năm ngày (có thể bé không bị cảm lạnh, mà mắc viêm phế quản, nhiễm trùng xoang hoặc thậm chí là viêm phổi).

+ Quấy khóc và mệt mỏi, ngay cả khi không sốt.

+ Thở nhanh hoặc dồn dập.

+ Không chịu uống nước (vì khó thở).

Nhìn chung, việc chữa trị cảm hoặc ho cho bé bằng thuốc không thực sự an toàn vì những tác dụng phụ chúng gây ra. Quan trọng nhất là mẹ hãy tăng sức đề kháng cho bé. Một hệ miễn dịch khỏe sẽ là vũ khí tốt nhất giúp bé chiến thắng những trận ốm vặt trường kỳ. Để được hỗ trợ tư vấn sức khỏe và bổ sung vi chất dinh dưỡng sinh học cho bé, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Nguồn tài liệu tham khảo từ Parents.com/

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé