vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Trẻ bị thiếu sắt - Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

20/04/2021   2342 lượt xem

Mẹ có biết: Trẻ em là đối tượng dễ bị thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ nhỏ vì không cung cấp đủ lượng sắt khi nhu cầu sắt của trẻ tăng cao ở giai đoạn tăng trưởng nhanh, đặc biệt là trong khoảng 5 năm đầu đời.

Thiếu sắt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển nhận thức của con yêu, thể trạng sức khỏe của con cũng ốm yếu do thiếu máu thiếu sắt. Bài viết dưới đây, Viện Dinh dưỡng VHN Bio sẽ giúp các bố mẹ hiểu hơn những dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục cho trình trạng trẻ bị thiếu sắt.

1. Tình trạng trẻ thiếu sắt đang trở nên phổ biến hiện nay 

Sắt là vi khoáng thiết yếu đối với sự tăng trưởng và phát triển của tế bào trong hệ miễn dịch, hệ thần kinh. Vi khoáng sắt cũng giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng trong những hoạt động thể chất của cơ thể, tham gia vào quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể, nhờ đó cơ bắp có thể dự trữ và sử dụng oxy.

Thiếu sắt ở trẻ em là một vấn đề phổ biến, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chung và dẫn đến thiếu máu nếu không được bù đủ. Tình trạng này xảy ra ở nhiều cấp độ, từ thiếu hụt nhẹ cho đến thiếu máu do thiếu sắt - khi đó máu sẽ không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. 

1.1. Dấu hiệu cho thấy trẻ đang thiếu sắt 

- Trẻ sơ sinh sau khi sinh có thể bị vàng da nếu trẻ bị thiếu máu tan huyết. 

Trong nhiều trường hợp, thiếu chất sắt không có triệu chứng cho đến khi xuất hiện rõ thiếu máu do thiếu sắt. Biểu hiện, trẻ thiếu máu thiếu sắt thường xanh xao (rõ nhất ở lòng bàn tay bàn chân, vành tai, niêm mạc họng, kết mạc mắt nhợt nhạt). Trẻ thường chậm chạp, mệt mỏi, kém tập trung, hay buồn ngủ, ít đùa nghịch.

- Các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt trầm trọng có thể dẫn đến các triệu chứng: sưng bàn tay và bàn chân, tăng nhịp tim, khó thở. 

Thiếu sắt ở trẻ cũng có thể gây ra một dạng rối loạn hành vi được gọi là “hội chứng pica”, trong đó một đứa trẻ ăn những thứ kỳ quái như các chất bụi bẩn, đất sét, sơn… ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm cả suy giảm thể chất và nhận thức, cũng như tăng nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc chì và các biến chứng nặng khác.

> XEM THÊM:

Giải mã nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ

Bố mẹ có nên tự bổ sung sắt cho trẻ tại nhà hay không?

Nên bổ sung sắt cho trẻ trong bao lâu?

Tặng bố mẹ bộ Video Khóa học dinh dưỡng - Làm cha như chuyên gia

Video Biểu hiện thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ

1.2. Bố mẹ phải làm gì khi trẻ thiếu sắt?

- Cung cấp thực phẩm giàu chất sắt

Khi bạn bắt đầu cho bé ăn thức ăn đặc (thường ở độ 4 - 6 tháng tuổi), hãy ưu tiên lựa chọn thực phẩm có thêm chất sắt, như ngũ cốc, thịt xay nhuyễn và đậu nghiền. Đối với trẻ lớn hơn, nguồn chất sắt tốt bao gồm thịt đỏ, thịt gà, cá, đậu và rau bina.

- Đừng lạm dụng sữa bò

Không nên cho trẻ từ 1 - 5 tuổi uống hơn 710 ml sữa mỗi ngày để hạn chế nguy cơ thiếu sắt.

- Tăng cường hấp thu

Vitamin C giúp thúc đẩy khả năng hấp thu sắt trong chế độ ăn uống. Bạn có thể cải thiện khả năng hấp thụ chất sắt cho con bằng cách tăng cường thực phẩm giàu vitamin C. Bao gồm: trái cây họ cam quýt, dưa đỏ, dâu tây, ớt chuông, cà chua và rau xanh đậm.

1.3. Trẻ em cần bao nhiêu sắt?

Trẻ cần một bổ sung thêm một lượng chất sắt nhất định để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Nhu cầu sắt cho cơ thể ở các độ tuổi sẽ thay đổi khác nhau, chẳng hạn:

- Bổ sung sắt cho bé 9 tháng: Khoảng 11 mg/ngày;

- Bổ sung sắt cho bé 1 tuổi - 3 tuổi: Khoảng 7 mg/ngày;

- Bổ sung sắt cho bé 5 tuổi: Dưới 10 mg/ngày;

- Trẻ từ 9 - 13 tuổi: Khoảng 8 mg;

- Trẻ từ 14 - 18 tuổi: Khoảng 15 mg/ngày (nữ) hoặc 11 mg/ngày (nam).

2. Những thực phẩm giàu Sắt mẹ cần lưu ý để bổ sung cho trẻ 

- Thịt nạc

Thịt gia súc và gia cầm chứa một lượng lớn sắt heme, giúp cơ thể dễ tiêu hóa. Thịt bò, nội tạng và gan nói riêng có rất nhiều sắt. Ví dụ, một khẩu phần gan bò 85g chứa 5 mg sắt.

- Thịt gà, thịt bò

Bạn có thể chế biến các món thịt gà hoặc thịt bò hầm chín, mềm cho trẻ nhỏ. Đảm bảo loại bỏ phần mỡ của thịt vì có rất ít chất sắt trong các phần mỡ. Mỳ Ý với thịt và nước sốt cà chua là một lựa chọn rất phù hợp và chứa nhiều chất sắt.

- Đậu

Nếu bạn đang hướng đến một chế độ ăn chay hoặc con bạn không thích ăn thịt, thì đậu là một sự lựa chọn khác tuyệt vời. Đậu nành, đậu lima, đậu tây, đậu lăng, và các loại đậu khác là những lựa chọn tốt. Đậu chứa sắt, chất xơ, cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu khác.

- Cải bó xôi

Các loại rau có lá xanh đậm như cải xoăn, bông cải xanh và rau bina là một trong những loại rau tốt nhất để cung cấp chất sắt.

Một nửa chén rau bina luộc, để ráo nước chứa khoảng 3 mg sắt. Thử cho trẻ ăn rau bina thái nhỏ, hấp chín hoặc thêm rau bina cắt nhỏ hoặc các loại rau xanh khác vào pho mát, trứng hoặc làm sinh tố.

3. Thực phẩm bổ sung sắt cùng các dưỡng chất tốt cho trẻ - Smarty 

Mặc dù không khó để mẹ có thể tìm chọn cho trẻ một loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên thị trường hiện nay, nhưng không phải sản phẩm nào cũng chất lượng và đạt hiệu quả cao. Với tiêu chí chất lượng – an toàn – hiệu quả, Smarty của VHN Bio đang trở thành trợ thủ đắc lực của mẹ trên con đường phát triển của con khi đến thời điểm bổ sung sắt cho trẻ.

Smarty là sản phẩm bổ sung sắt có nguồn gốc từ mầm đậu đen, được sản xuất dựa trên quy trình công nghệ Bio – Organic của Hoa Kỳ, giúp chuyển hóa, hấp thụ sắt cao gấp nhiều lần so với các dạng sắt thông thường.

Tổ hợp các vitamin nhóm B, vitamin C cùng tinh chất Lô Hội hiệp đồng tác dụng với Sắt, Đồng thực vật giúp cơ thể tăng hấp thu dinh dưỡng để tăng cân tự nhiên, ăn ngon miệng và phát triển khỏe mạnh. SMARTY thích hợp với mọi đối tượng: Trẻ đang ốm, sau ốm, trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, hay quấy khóc, biếng ăn; người ăn chay, bệnh nhân sau phẫu thuật, người hay mệt mỏi, xanh xao, hoa mắt, chóng mặt,…

Đã đến thời điểm bổ sung sắt cho trẻ? Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Smarty, các bậc phụ huynh có thể kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé