Bổ sung vi khoáng và chất dinh dưỡng cho trẻ ngày càng được các mẹ để tâm nhiều hơn. Các vi chất giúp làm tăng đề kháng, tham gia vào nhiều phản ứng chuyển hóa như kẽm, sắt, selen, … đã được nhắc đến rất nhiều. Tuy nhiên, các mẹ đã biết đến một loại vi khoáng giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường hấp thụ canxi, hỗ trợ tăng chiều cao là Lysine chưa?
Để có thể chăm sóc con yêu một cách tốt nhất, bố mẹ nhất định phải hiểu rõ về vai trò của lysine đối với sự phát triển của bé nhé! Cùng tìm hiểu về Lysine cùng các chuyên gia dinh dưỡng của VHN Bio trong bài viết dưới đây nhé!
Lysine là một loại acid amin (thành phần cấu tạo nên protein). Lysine có tên khoa học là Acid L-2,6-diaminohexanoic. Trong các tài liệu, lysine còn được gọi với các thuật ngữ khác như Lys, lisina,....Lysine là một trong 9 loại acid amin thiết yếu của cơ thể, giúp cơ thể tăng trưởng, sửa chữa các mô và một số chức năng quan trọng khác.
Lysine là một acid amin thiết yếu của cơ thể, đặc biệt cần thiết với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển. Trong khi đó cơ thể lại không tự tổng hợp được lysine. Nguồn lysine hoàn toàn phải đưa từ bên ngoài vào qua đường thức ăn và các loại thuốc có chứa lysine. Lysine có trong đậu nành, thịt nạc, tôm, cá, trứng…Lysine rất dễ bị phá huỷ trong quá trình chế biến. Vì thế chúng ta thường gặp hiện tượng nhiều trẻ em gầy yếu, biếng ăn chậm lớn do thiếu lysine và các vitamin. Lysine giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thu tối đa dinh dưỡng và phát triển chiều cao. Việc thiếu hụt chất này có thể khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn, dễ thiếu men tiêu hóa và nội tiết tố. Do sự bất hợp lý về khẩu phần nên trẻ em Việt Nam dễ bị thiếu lysine.
Lysine giúp hấp thu canxi, tạo collagen để giúp quá trình tạo mô liên kết của da, xương, sụn giúp thúc đẩy và phát triển chiều cao, phát triển các men tiêu hoá, kích thích ăn ngon. Thiếu Lysine sẽ làm giảm quá trình tổng hợp protein gây ra trẻ gầy, yếu, teo nhão cơ, biếng ăn, chậm lớn, thiếu men tiêu hoá, thiếu nội tiết tố, giảm sức miễn dịch, dẫn tới dễ mắc bệnh. Với trẻ biếng ăn do thiếu Lysine thì khi bổ sung Lysine tốc độ tăng cân cao hơn 40% so với tốc độ tăng cân trong giai đoạn không bổ sung. Bên cạnh đó, lysine giúp tổng hợp hormone, enzyme, kháng thể để duy trì hệ miễn dịch.
Tặng bố mẹ bộ Video Khóa học dinh dưỡng - Làm cha như chuyên gia
> XEM THÊM:
- Bổ sung vi dưỡng chất trong thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, lớn khỏe
- Tầm quan trọng của vi chất kẽm đối với sức khỏe của trẻ nhỏ
- Những điều cần biết về khoáng vi lượng Selen
- Rụng tóc.
- Mất cảm giác ngon miệng.
- Bé dễ bị kích động, chóng mặt, không có khả năng tập trung, mệt mỏi và thờ ơ.
- Bé có thể bị đỏ ngầu ở mắt, hình thành sỏi thận, thiếu máu.
- Bé chậm phát triển.
Do lysine không tự tổng hợp được nên mẹ cần phải bổ sung thông qua nguồn thực phẩm hàng ngày. Một số loại thực phẩm có hàm lượng lysine cao như:
- Các loại hạt đậu chứa rất nhiều lysine: đậu lăng, đậu, đậu Hà Lan
- Sản phẩm của đậu tương (đậu phụ, sữa đậu nành).
- Rong biển.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, fromage.
- Hoa quả sấy khô.
- Cà chua, cà rốt hoặc nước cam.
- Quả lê, mơ, xoài, chuối và táo.
- Các loại rau củ quả như bí đỏ, củ cải, súp lơ, cần tây.
- Các loại hạt (hạt điều, hạnh nhân, quả hạch Brazil, quả óc chó, quả hồ đào).
- Trứng và một số loại cá (cá mòi, cá tuyết, cá bơn)
- Thịt bò, thịt gà, thịt lợn.
- Động vật có vỏ (tôm, hàu).
Lysine chỉ được tổng hợp qua nguồn dinh dưỡng, nhưng Lysine trong thực phẩm lại dễ dàng bị hao hụt trong quá trình chế biến thức ăn. Chính vì vậy nhiều cha mẹ để tránh thiếu hụt hay thừa lysine cho trẻ có thể bổ sung những sản phẩm lành tính từ tự nhiên có chứa một lượng lysine nhất định.
Nhu cầu lysine ở trẻ cao gấp đôi ở người trưởng thành: mỗi ngày tính theo 1 kg cân nặng, trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi cần 99mg, từ 7-15 tuổi cần 44mg, từ 16 tuổi trở lên cần 12mg. Lysine có khá nhiều trong một số loại thực phẩm. Tính trong 100g thực phẩm thì trứng có 1.070mg, thịt bò, thịt nạc, tôm đồng, cá nạc từ 1.400-1.500mg, đậu xanh 1.150mg, đậu nành 1.970mg, đậu phộng 990mg lysine. Tuy nhiên, khi đun nấu, lượng lysine mất đi khá lớn, ví dụ đun ngũ cốc làm mất đi khoảng 80%.
Trong sữa mẹ có lysine nên trẻ bú mẹ thường có đủ lysine. Từ khi trẻ ăn dặm trở đi nếu không biết chọn thực phẩm giàu lysine thì sẽ thiếu lysine. Khi thiếu lysine hoặc thiếu các yếu tố chuyển hóa lysine thì trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy giảm hệ miễn dịch.
Đối với trẻ thiếu cân, nếu bổ sung lysine tốc độ tăng cân sẽ cao gấp 2,5 lần so với tốc độ tăng cân trong giai đoạn không bổ sung. Đối với trẻ biếng ăn, nếu bổ sung lysine, tốc độ tăng cân cao hơn 40% so với tốc độ trong giai đoạn không bổ sung.
Liều lysine cần bổ sung mỗi ngày cho trẻ dưới 4kg là 250mg và cho trẻ trên 4kg là 500mg/ngày. Lysine không độc khi dùng với liều này. Tuy nhiên cần lưu ý rằng lysine còn là một thuốc chống nhiễm kiềm nên việc dùng vượt quá liều và kéo dài có thể gây nhiễm acid huyết.
Như vậy, ngoài những vi chất dinh dưỡng thường gặp như kẽm, sắt, vitamin,… trẻ cũng cần lysine để hoàn thiện sự phát triển của cơ thể. Lysine sẽ là người bạn giúp trẻ ăn ngon hơn, khỏe mạnh hơn và cao lớn hơn mỗi ngày. Các mẹ hãy lưu ý cung cấp đủ lysine để trẻ có đầy đủ năng lượng khám phá thế giới đầy mới lạ nhé!
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong suốt quá trình phát triển của con, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 / Zalo: 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé