vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Mẹ nên làm gì khi bé thiếu vi chất dinh dưỡng?

14/09/2020   1240 lượt xem

Mặc dù chỉ cần một hàm lượng rất nhỏ tuy nhiên các vi chất dinh dưỡng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Việc thiếu vi chất dinh dưỡng là tình trạng thường thấy, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển thể chất và trí tuệ sau này. Vậy mẹ phải làm gì khi phát hiện bé thiếu vi chất dinh dưỡng? Bài viết dưới đây, Viện Dinh dưỡng VHN Bio sẽ giải đáp cho mẹ nhé!

1. Biểu hiện của bé thiếu vi chất dinh dưỡng

Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của cơ thể cả về thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ. Vi chất dinh dưỡng bao gồm các vitamin và các nguyên tố khoáng như sắt, kẽm, canxi, photpho, đồng, selen,...

Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 tháng đến 12 tuổi đang gặp tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng trầm trọng. Có đến 50% trẻ em bị thiếu hụt các vi chất như vitamin A, vitamin B1, vitamin C, vitamin D, sắt. Điều này đã chỉ ra rằng, việc bổ sung vi chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của các gia đình chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết của trẻ nhỏ.

Khi trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng trong thời gian dài, cơ thể sẽ không thể phát triển toàn diện, ảnh hưởng rất lớn đến tầm vóc và trí tuệ của cơ thể, một trong số đó phải kể đến đó là bệnh bướu cổ do thiếu iod, thiếu máu do thiếu sắt, khô mắt do thiếu vitamin A và còi xương do thiếu vitamin D.

Một số biểu hiện trẻ đang thiếu vi chất dinh dưỡng mà mẹ có thể lưu ý:

- Trẻ chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao.

- Thường xuyên ốm vặt, đau họng, viêm mũi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy,...

- Rụng tóc, ra mồ hôi trộm, khóc đêm.

- Tóc khô, móng giòn, da xanh xao.

- Trẻ biếng ăn, bỏ ăn, có thể dẫn tới suy dinh dưỡng.

 

 

> XEM THÊM:

- Vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

- Trẻ em thiếu vi chất dinh dưỡng và 5 điều mẹ cần phải biết!

- Bổ sung vi dưỡng chất trong thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, lớn khỏe

 

2. Mẹ phải làm gì khi bé thiếu vi chất dinh dưỡng?

Vi chất dinh dưỡng là nhu cầu cần thiết cho sự phát triển của cơ thể trẻ nhỏ. Mặc dù chỉ cần một vài mg hay vài mcg mỗi ngày thôi, tuy nhiên khi thiếu lại gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, mẹ cần phải có những biện pháp xử lý ngay khi phát hiện bé thiếu vi chất dinh dưỡng để ngăn ngừa những ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Cách dễ dàng và an toàn nhất để bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé đó chính là bổ sung bằng nguồn thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày. Mẹ nên chú ý đa dạng thực đơn hàng ngày cho trẻ, bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho bé. Khuyến khích các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để bổ sung nguồn chất dinh dưỡng tự nhiên cho cơ thể, đồng thời nâng cao sức đề kháng, phòng chống bệnh tật. 

Vitamin A chứa nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng gà, bơ, sữa, các loại rau củ quả màu vàng, đỏ như cà chua, cà rốt, dưa hấu và các loại rau màu thẫm như rau muống, rau dền, rau ngót, các loại cải,...

Sắt chứa nhiều trong các loại thực phẩm đậu nành, đậu cô ve, ngũ cốc, thịt bò, trứng, gan, sò, hến,....

Mẹ bổ sung vitamin D cho bé thông qua các loại thực phẩm ngũ cốc, sữa, dầu gan cá,...

Tôm, tép, cá, rau dền, rau mồng tơi, sữa,... chứa rất nhiều canxi. Mẹ cũng nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày cho bé nhé!

Các loại thực phẩm giàu kẽm phải kể đến thủy hải sản, gan động vật, lòng đỏ trứng, thịt nạc, các loại thực phẩm họ đậu. 

Các loại vitamin nhóm B chứa nhiều trong các loại hạt họ đậu, các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, sữa, rau xanh, ngũ cốc, nấm,...

Việc cung cấp vi chất dinh dưỡng cho trẻ thông qua đường ăn uống cần phải lưu ý cách chế biến và bảo quản đúng cách để không làm mất đi lượng vitamin và khoáng chất như rau không bị héo, trái cây tươi, thức ăn không được chế biến quá lâu. Mẹ cần lưu ý lựa chọn thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt và phát triển khỏe mạnh.

 

Xem thêm : Tăng sức đề kháng khi bị cảm

 

 

Để được tư vấn kỹ hơn về cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ và tìm hiểu thêm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé, các mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé