Những ngày gần đây, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp. Chưa bao giờ vấn đề sức khỏe phòng chống dịch được đặt lên hàng đầu như lúc này. Ngoài việc thực hiện những biện pháp hạn chế tiếp xúc những chỗ đông người, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đeo khẩu trang y tế mỗi khi ra ngoài,... bạn cũng cần bổ sung thêm các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tạo màn chắn bảo vệ khỏi sự tấn công của virus ngay từ khi mới xâm nhập. Dưới đây Viện Dinh dưỡng VHN Bio gợi ý cho bạn những loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng phòng chống dịch Covid-19. Bạn có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơ
Tỏi là gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mọi gia đình. Không chỉ vậy, tỏi còn được biết đến là loại kháng sinh tự nhiên, vũ khí chống lại nhiều căn bệnh như viêm đường hô hấp, cảm cúm, giảm đường huyết, phòng chống ung thư,.... Thành phần của tỏi chứa nhiều iod, rất giàu glycogen và chất kháng sinh allicin, fitonxit,... có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn, chống viêm nhiễm. Hàm lượng lớn vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D, PP, cacbon hydrate, inulin,... và các nguyên tố vi lượng khác có trong tỏi rất tốt cho cơ thể.
Mỗi ngày ăn 3 - 5 tép tỏi tươi hoặc tỏi khô sẽ giúp cho bạn tăng cường đề kháng, phòng chống dịch vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể chế biến thành rượu tỏi, dấm tỏi,... để sử dụng.
> XEM THÊM:
- Những sai lầm trong tăng sức đề kháng như thế nào? Cần chú ý gì?
- Làm gì để tăng sức đề kháng vào mùa hè cho bé yêu?
- Mách mẹ cách tăng sức đề kháng mũi họng cho bé, hạn chế mắc cúm mùa
Vitamin C là chất có khả năng làm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp tăng khả năng sản sinh bạch cầu trong máu. Vitamin C có rất nhiều trong các loại cây họ cam quýt như bưởi, cam, chanh,... hoặc các loại quả như kiwi, táo, lê,...
Trong nấm có chứa hàm lượng lớn vitamin D, beta-glucan, chất xơ, giúp đánh thức hệ miễn dịch và sản xuất bạch cầu trong tủy xương. Selenium có trong nấm cũng hỗ trợ tốt cho việc tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi bị cảm lạnh, đồng thời kích thích sản xuất tế bào bạch huyết type T.
Mặc dù không mang lại những tác dụng ngay lập tức cho cơ thể, tuy nhiên rau xanh cũng là laoij thực phẩm có khả năng kháng virus, phòng chống bệnh tật rất tốt. Trong rau xanh có chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin E, vitamin C, chất xơ, chất chống oxy hóa. Súp lơ, rau cải, cải bó xôi là những loại rau giúp tăng cường sức đề kháng rất tốt, giúp cơ thể phòng chống được bệnh cảm cúm và các bệnh truyền nhiễm khác.
Bí đỏ cũng là một loại quả tốt cho hệ miễn dịch với hàm lượng vitamin, muối khoáng, sắt, axit hữu cơ mà bạn có thể bổ sung vào bữa ăn của gia đình.
Sữa chua được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy hoạt động kháng khuẩn bên trong cơ thể. Ăn sữa chua hàng ngày không chỉ giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh mà còn tăng cường khả năng phòng chống virus xâm nhập vào bên trong cơ thể.
Bạn nên chọn các loại sữa chua không đường, hoặc có thể thay thế bằng các thực phẩm lên men tự nhiên tự nhiên khác như dưa cải muối, kim chi,...
Covid-19 có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp. Chính vì vậy, gừng chính là biện pháp hữu hiệu giúp bạn giảm bớt những triệu chứng viêm đường hô hấp. Gừng là thực phẩm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, giảm đau, ngăn ngừa và điều trị các bệnh viêm nhiễm khác.
Trong thịt bò chứa một hàm lượng lớn vitamin B6 và protein, cứ khoảng 100g thịt bò sẽ sản xuất 22g protein. Không chỉ thế, thịt bò còn giàu kẽm và các khoáng chất tốt cho cơ thể. Vì thế, bổ sung thịt bò trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, nhất là đối với trẻ nhỏ là điều cần thiết. Lượng kẽm giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình tổng hợp protein, vitamin B6 và glutamate giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao đề kháng. Đặc biệt, thịt bò cũng giúp tăng cường trao đổi chất insulin cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật.
Thực phẩm tươi sống cũng là mối nguy hại phát tán dịch bệnh. Do vậy, bạn cần phải hết sức cẩn trọng trong việc lựa chọn và chế biến thực phẩm. Bạn nên mua thức ăn ở những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, rõ nguồn gốc xuất xứ, đồng thời phải thực hiện các biện pháp sơ chế kỹ càng, sạch sẽ. Virus Corona không có khả năng chịu nhiệt, ở nhiệt độ 56 độ C chúng sẽ chết trong vòng 30 phút. Do vậy, bạn chỉ nên ăn đồ ăn đã được nấu chín kỹ, trước khi ăn uống nên tráng bát đĩa bằng nước sôi. Tránh sử dụng các loại thực phẩm dầu mỡ như đồ ăn chiên, xào, nướng vì chúng là những thực phẩm gây suy yếu hệ thống miễn dịch.
Trên đây là những loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng phòng chống dịch Covid-19. Để tìm hiểu kỹ hơn về các biện pháp tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch, mẹ vui lòng tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn/, kết nối các chuyên gia qua Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé